Trong những ngày đầu tháng 11.2010, nhiều loại thuốc tân dược nhập khẩu đă được báo chí phản ánh tăng đột biến, thậm chí có loại tăng giá gần 50%. Trong khi đó thuốc nội vẫn “đủng đỉnh đứng nh́n” và chịu lép vế ngay trên sân nhà, mặc dù chất lượng không thua kém...
Nhức đầu sổ mũi: Thuốc ngoại…
Một thực tế cần phải nh́n nhận tại các nhà thuốc bán lẻ, nhà thuốc BV, pḥng mạch BS kê toa... mới thấy được thuốc nội hiếm được người tiêu dùng chọn lựa. Tại hiệu thuốc C trên đường Hai Bà Trưng, quận 3, một người chỉ bị cảm, đau cổ họng nhưng nhất quyết yêu cầu người bán hàng phải bán thuốc ngoại cho 2 ngày dùng với giá cao gấp 3 lần nếu dùng các loại cảm sốt thông thường do trong nước sản xuất. Dược sĩ Việt Hương, phụ trách cửa hàng thuốc trên đường Lê Văn Sĩ cho biết, số lượng thuốc nội bán ra chỉ chiếm khoảng 30 – 40% tổng số thuốc, chủ yếu là thuốc trị các bệnh thông thường. C̣n thuốc đặc trị th́ chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Lănh đạo nhiều doanh nghiệp (DN) dược phẩm trong nước cũng thừa nhận, hiện các nhà sản xuất thuốc nội đang vấp phải tâm lư sính thuốc ngoại của người tiêu dùng cũng như của BS bởi phần lớn họ chưa tin dùng thuốc nội.
Mới đây nhất, ngày 12.11, Sở Y tế TPHCM đă làm việc với 30 DN sản xuất, kinh doanh dược phẩm tại TPHCM và một số tỉnh để thông tin về kế hoạch triển khai chương tŕnh “Thuốc Việt cho người Việt”.
Tại buổi làm việc, bà Phạm Khánh Phong Lan - Phó Giám đốc Sở Y tế TP - cho biết việc sử dụng thuốc nội hiện nay tại TP đạt khoảng 50% giá trị thuốc sử dụng trong BV. Tuy nhiên, các Cty dược lại cho rằng, kêu gọi người Việt dùng thuốc Việt là việc làm tốt, nhưng chủ trương này rất khó đối với các DN v́ giới điều trị vẫn chưa tin tưởng nhiều đến thuốc nội.
C̣n theo ông Nguyễn Văn Mô, Phó tổng giám đốc chất lượng Cty dược phẩm Đông Nam, nhiều DN Việt Nam không báo cáo được thành phần tương đương sinh học của thuốc nội so với thuốc gốc, nên không chứng minh được hiệu quả điều trị và an toàn sử dụng với giới điều trị. Hơn nữa, giá thử tương đương sinh học c̣n quá đắt (30.000USD/mẫu) phải làm trong ba tháng, công tác đấu thầu c̣n nhiều bất cập.
Hiếm thuốc đặc trị nội
Giá thuốc tăng cao chỉ tập trung vào các nhóm thuốc độc quyền mà không uống th́... chịu chết. Ông Tiên đơn cử những loại thuốc trị ung thư, viêm gan, tim mạch có giá mỗi liều vài triệu đồng hầu như của nước ngoài. Hỏi các hăng dược trong nước v́ sao không sản xuất th́ đều nhận được câu trả lời là thuốc đang c̣n bảo hộ độc quyền, không sản xuất được mặc dù rất muốn.
PGS-TS Lê Văn Truyền, chuyên gia cao cấp dược học, thẳng thắn nh́n nhận giá thuốc tăng là do các hăng dược nước ngoài thao túng bởi họ biết câu kết độc quyền hoặc tự đoạt vị trí độc quyền. Ông Truyền dẫn chứng, từ năm 2000-2008, Việt Nam chỉ đăng kư được 13 loại thuốc độc quyền, trong khi nước ngoài là 1.198 loại. “Việc này khiến một vài Cty thống trị thị trường hoặc câu kết với nhau để hạn chế cạnh tranh nhằm tiến đến vị thế độc quyền”, ông Truyền nói. Ông Truyền khẳng định, những nhóm thuốc rơi vào độc quyền thường có giá trên trời. Thuốc là sản phẩm mà người sử dụng không có quyền quyết định khi sử dụng. Việc sử dụng thuốc phải theo quyết định, chỉ định của thầy thuốc. Muốn giới y khoa tin dùng thuốc nội và cân nhắc đến chi phí điều trị, các DN dược VN cần phải chứng minh thuốc sản xuất trong nước tương đương về chất lượng, hiệu quả, đặc biệt là tương đương về mặt sinh học... nhưng phần lớn DN trong nước chưa chú ư đến điều này.
Theo Báo Lao Động