Bảo hiểm xă hội (BHXH) vừa có công văn giải tŕnh gửi Chính phủ về đề xuất đấu thầu thuốc tập trung. Sự việc phải đánh động đến Chính phủ như thế bắt nguồn từ việc BHXH yêu cầu một số tỉnh, thành đấu thầu thuốc tập trung cho năm 2011 thay v́ áp dụng Thông tư 10/2007/TTLT BYT-BTC (Thông tư 10) vốn dĩ đă quá lạc hậu và bất cập mà dư luận phản ánh nhiều lần thời gian qua. Ngay mới đây, Báo SGGP cũng đă lên tiếng về t́nh trạng này. Thế nhưng, Bộ Y tế đă bác bỏ đề xuất trên của BHXH và đề nghị vẫn đấu thầu thuốc theo quy định hiện hành của Thông tư 10.
Mỗi bệnh viện trúng thầu mỗi giá, cùng một viên thuốc như nhau cả về chất lượng lẫn nhà sản xuất nhưng giá thuốc ở mỗi bệnh viện lại chênh lệch đến cả 20% - 30%, rồi hội đồng đấu thầu “ăn” hoa hồng của doanh nghiệp cung ứng, rồi tiêu cực chạy chọt… là những ǵ mà các chuyên gia y tế nói về Thông tư 10. Đó là chưa kể thông tư này có nội dung vận dụng chẳng khác ǵ so với quy định về đấu thầu trong xây dựng. Nhưng nó vẫn tồn tại từ 3 năm qua và “khuấy đảo” không biết bao nhiêu trong thị trường thuốc chữa bệnh ở bệnh viện. Phản ánh, kiến nghị, bức xúc… cũng chẳng khác nào “ném đá ao bèo”.
Cơ quan vận hành Thông tư 10 là Bộ Y tế vẫn một điệp khúc “xin tiếp thu và nghiên cứu”. Để rồi đến lúc người bệnh than trời giá thuốc trong bệnh viện cao hơn cả thuốc ngoài thị trường, Bộ Y tế vẫn tiếp tục… “xin tiếp thu và nghiên cứu”… Trong khi đó, cơ quan BHXH Việt Nam, một đơn vị trả tiền cho chi phí mua thuốc của người bệnh diện BHYT gần như nằm ngoài “cuộc chơi” đấu thầu thuốc. Khi đấu thầu thuốc, thành phần hội đồng của các bệnh viện hầu như không có mặt của BHXH để dễ bề tự biên, tự diễn. Nhiều ư kiến ví von rằng thật khó hiểu khi người trả tiền cho cái bánh của ḿnh nhưng không biết giá cái bánh đó bao nhiêu, có đúng giá và hợp lư hay chưa, đó là chưa kể không được quyền… trả giá.
Xuất phát từ những điều không phù hợp trên, BHXH Việt Nam yêu cầu các tỉnh, thành tổ chức đấu thầu thuốc tập trung, thu về một mối để dễ bề quản lư và tránh tiêu cực. Thậm chí, c̣n cần phải đấu thầu thuốc quốc gia chứ đừng nói đến tỉnh, thành. Nghe ra khá hợp lư và các chuyên gia y tế cũng ủng hộ. Vậy mà không xuôi v́ văn bản mới đề nghị lên bị Bộ Y tế phẩy tay bác bỏ. Bộ Y tế c̣n thanh minh là Thông tư 10 đang vận dụng phù hợp thực tiễn, có chăng c̣n sai sót cần sửa đổi, bổ sung.
Đúng, Bộ Y tế đang lấy ư kiến sửa đổi nhưng chẳng mấy khá hơn. Về thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và xử lư t́nh huống trong đấu thầu, thông tư sửa đổi cũng nêu: “Thủ trưởng các đơn vị (chủ đầu tư) chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và xử lư các t́nh huống trong đấu thầu cung ứng thuốc của đơn vị theo quy định hiện hành”. Nghĩa là các bệnh viện công vẫn đấu thầu như cũ, vẫn có quyền “ông này được trúng, ông kia trật”.
Liệu Bộ Y tế có bảo thủ và cứng nhắc hay không khi không cho tổ chức đấu thầu thuốc tập trung, mặc dù phương thức này được đánh giá cao? Vả lại, BHXH Việt Nam đă có công văn đề nghị thực hiện thí điểm th́ nên cho thí điểm. Biết đâu có hiệu quả tốt sẽ nhân rộng mô h́nh. Hơn nữa, thông tư sửa đổi về đấu thầu thuốc đă dự thảo đến lần thứ 7 nhưng nếu không đề cập đến đấu thầu thuốc tập trung th́ không thể được coi là “tiếp thu và nghiên cứu”. Theo SGGP
|