Một cán bộ quản lư ngành y tế TP.HCM nói vui: “ngành y tế hiện nay thiếu đủ thứ”. Cái thiếu này không chỉ thiếu bác sĩ y tế dự pḥng, thiếu điều dưỡng,… mà c̣n thiếu nhiều dược sĩ đại học trong bệnh viện.
Y tế dự pḥng không có dược sĩ
Phát biểu bên lề hội thảo khoa học “Hoạt động dược bệnh viện” ngày 27.11 tại TP.HCM, bà Phạm Khánh Phong Lan, phó giám đốc sở Y tế TP.HCM cho biết: ngành y tế thiếu nhiều dược sĩ trong bệnh viện. Toàn thành phố có 4.634 dược sĩ đại học nhưng chỉ 259 dược sĩ đại học làm việc trong bệnh viện. Thành phố có hơn 100 bệnh viện nhưng chỉ có 259 dược sĩ đại học, như vậy chưa đến 3 dược sĩ trên một bệnh viện. Trong khi đó, dược sĩ không chỉ cung ứng thuốc mà c̣n theo dơi thông tin, dược lâm sàng, kiểm tra đánh giá đơn thuốc, tư vấn thuốc cho bệnh nhân…
Lư do thiếu dược sĩ đại học được nêu là do lương thấp, công việc lại nhiều và nặng. V́ vậy, ngành y tế chỉ biết bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, kinh nghiệm các cán bộ sẵn có trong bệnh viện. Hơn nữa, luật Công chức viên chức quy định các bệnh viện công và y tế công của thành phố, kể cả khối quản lư dược của nhà nước, muốn tuyển dược sĩ đại học vào làm việc, yêu cầu phải có hộ khẩu thành phố!
T́nh trạng thiếu dược sĩ đại học trong bệnh viện là t́nh h́nh chung của cả nước, nếu TP.HCM tuyển dược sĩ ở các tỉnh th́ các tỉnh cũng sẽ phản ứng v́ gây ra t́nh trạng thiếu hụt dược sĩ trầm trọng hơn.
Bà Phong Lan dẫn chứng: không những dược sĩ trong bệnh viện thiếu, mà c̣n thiếu dược sĩ trong quản lư nhà nước, trong lực lượng thanh tra, pḥng y tế quận/huyện. Cả 24 quận/huyện chỉ có 12 pḥng y tế có dược sĩ, trung tâm y tế dự pḥng hầu như không có dược sĩ. Vậy, lấy đâu nhân lực mà đi kiểm tra, đi phạt nhà thuốc cho đúng?
Dược sĩ thích làm tŕnh dược viên?
Thực tế cho thấy, hàng năm các trường đại học Y dược đào tạo ra hàng ngàn sinh viên đại học dược, nhưng con số nộp hồ sơ vào làm trong bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện công là rất hiếm. Bởi lẽ, một sinh viên dược ra trường đi làm tiếp thị dược cho một công ty nước ngoài, có thể kiếm rất nhiều tiền so với làm nhà nước, công việc nhiều, lúc nào cũng quá tải bệnh nhân, lương lại thấp.
Anh Đỗ Văn Nam (35 tuổi), trưởng pḥng marketing của một công ty dược nước ngoài, cho biết: hiện nay, thuốc trên thị trường Việt Nam có đến 50% là hàng ngoại nhập, nguyên liệu cũng nhập gần hết. V́ vậy, dược sĩ học xong ra làm tiếp thị cho các hăng thuốc ngoại, nếu có mối quan hệ với bác sĩ và bệnh viện, khi chào thuốc vào đấu thầu là có thể hưởng hoa hồng đến từ 10-30%.
Hơn nữa, sinh viên đang học khoa dược tại trường đại học y dược TP.HCM mới học năm 3, năm 4 cũng đă theo lớp đàn anh, đàn chị của ḿnh đi tiếp thị dược. Bạn Đào Thùy Linh, một sinh viên dược chia sẻ: "Chỉ cần chịu khó học hỏi và t́m hiểu, xây dựng tốt mối quan hệ, mỗi tháng tôi cũng kiếm được 4-5 triệu đồng".
Trong khi đó các bệnh viện phải tự bươn chải, tự bổ sung dược tá, sau đó tự đào tạo để khắc phục t́nh trạng thiếu dược sĩ. Các cơ quan quản lư y tế đề nghị nhà nước cần mở cơ chế, chính sách để thu hút dược sĩ đại học vào làm trong các bệnh viện.
Theo SGTT