Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Giảm tải 30% cho bệnh viện tuyến trên nhờ Đề án 1816 (30/11/2010)

Sau gần 2 năm triển khai đề án 1816 "Cử cán bộ chuyên môn đi luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh", từ những cải thiện về chất lượng cán bộ y bác sỹ tuyến dưới, các bệnh viện tuyến Trung ương đă được giảm tải đáng kể. Bà con nhân dân từ nhiều vùng không c̣n phải đổ về các thành phố lớn.

Tuyến trên giảm tải 30%

Quá tải là cụm từ được nhắc đến thường xuyên nhất, từ người làm chính sách và quản lư y tế, từ lănh đạo bệnh viện cho tới bác sỹ, y tá và người bệnh cũng như người nhà của họ.

Theo nghiên cứu "Đánh giá t́nh h́nh quá tải của một số bệnh viện tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp khắc phục" được Viện Chiến lược và chính sách y tế triển khai, công bố năm 2007 th́ tất cả các bệnh viện được điều tra đều hoạt động vượt công suất thiết kế, cụ thể là công suất sử dụng giường bệnh luôn ở mức từ 165% đến 200%; số giường bệnh thực kê vượt so với số giường chỉ tiêu đến 200%.

Trong đó có khoảng 60% bệnh nhân nhập viện Bạch Mai và Chợ Rẫy không có giấy giới thiệu của tuyến dưới. Tại bệnh viện Phụ sản TW và bệnh viện Nhi TW tỷ lệ này lên tới 90-95%.

Tại bệnh viện Phụ sản TW, tỷ lệ bệnh nhân đẻ thường và mổ đẻ chiếm tới 56%, trong đó riêng đẻ thường chiếm 33%. Tại bệnh viện Từ Dũ, tỷ lệ đẻ thường lên đến 46%. Hơn 1/2 bệnh nhân mắc các bệnh điều trị được tại tuyến huyện và hơn 1/3 bệnh nhân mắc bệnh tuyến tỉnh điều trị được đă lên khám chữa tại bệnh viện trung ương. Đặc biệt khoảng 94% bệnh nhân tại bệnh viện Nhi TW có thể được điều trị ngay tại tuyến dưới.

Người bệnh có xu hướng đến thẳng bệnh viện tuyến TW để điều trị, kể cả người có và không có điều kiện kinh tế: 73.7% bệnh nhân bệnh viện Bạch Mai đến thẳng bệnh viện mà chưa từng đi đâu để khám chữa bệnh. Tỷ lệ này ở bệnh viện Phụ sản TW và Từ Dũ thậm chí c̣n cao hơn, lên đến 89% và 97%.

Nguyên nhân của thực trạng này là người dân (chiếm đến 80% số người được hỏi) cho biết họ thường lựa chọn bệnh viện tuyến trên do tin tưởng  vào tŕnh độ chuyên môn, trang thiết bị, cơ sở vật chất, ... của tuyến trên đều hơn hẳn tuyến dưới.

Sau hơn 2 năm thực hiện đề án 1816, hàng ngàn kỹ thuật được chuyển giao, tŕnh độ bác sỹ tuyến dưới được nâng cao, trang thiết bị máy móc được bổ sung, khoảng cách về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh giữa tuyến trên với tuyến dưới được thu hẹp, t́nh trạng này đă được tháo gỡ phần nào.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy: Nhờ hiệu quả của đề án 1816, tỷ lệ giảm tải cho tuyến trên đạt 30%.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, việc chuyển giao kỹ thuật đă từng bước giúp cho cán bộ các bệnh tuyến huyện, tỉnh thu hút được đông đảo bệnh nhân đến khám, điều trị. Theo báo cáo của các bệnh viện, tỷ lệ bệnh nhân chuyển lên tuyến trên đă giảm trung b́nh 20-30%.

Người dân không c̣n phải ào ạt đổ về thành phố lớn

Việc giảm tải thành công cho các bệnh viện tuyến trên bằng cách tăng cường năng lực cho tuyến dưới đă trực tiếp mang đến những thuận lợi cho người bệnh khắp mọi miền đất nước.

Trước đây, tại Yên Bái, bệnh viện đa khoa tỉnh không thực hiện được những kỹ thuật như: cấp cứu ngừng tuần hoàn, truyền hóa chất cho bệnh nhân ung thư, chụp CT-Scanner và phân tích kết quả, ... Với 110 kỹ thuật được chuyển giao từ các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức, Răng hàm mặt,

Mắt Trung ương, rất nhiều người dân đă có thể chữa trị khỏi bệnh ngay tại địa phương mà không cần phải "khăn gói" xuống Hà Nội như thời gian trước đó.

C̣n tại Hà Nam, sau khi nhận được sự hỗ trợ và đào tạo của các bác sỹ bệnh viện Mắt Trung ương, các bác sỹ khoa Mắt của bệnh viện đa khoa tỉnh đă có thể đảm nhận chẩn đoán và điều trị thành công đối với những căn bệnh hiểm nghèo về mắt.

Cách đây không lâu, ông Trần Văn Hải hiện đang sống tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh nặng Ba Sao (Hà Nam) nhập viện trong t́nh trạng 2 mắt đều bị mộng độ 3 và hầu như không c̣n nh́n thấy ǵ nữa. Trước đây, khi chưa có sự hỗ trợ trực tiếp của các bác sỹ từ bệnh viện Mắt Trung ương, rất có thể ông Hải đă phải lên Hà Nội để chữa trị căn bệnh của ḿnh. Tuy nhiên, năng lực của các bác sỹ khoa mắt, bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam đă được nâng lên đáng kể sau các đợt tập huấn, chuyển giao kỹ thuật. Sau 1 tuần điều trị, mắt của ông Hải đă trở lại b́nh thường.

Theo các con số thống kê về chi phí khám chữa bệnh của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, chi phí dành cho tiền thuốc, khám chữa bệnh, xét nghiệm chiếm 53% tổng chi phí khám chữa bệnh. 47% c̣n lại được gọi là chi phí khám bệnh gián tiếp (ăn ở, đi lại, ngủ nghỉ, ... và các chi phí sinh hoạt phát sinh khác).

Như vậy, với việc có thể điều trị ngay ở địa phương ḿnh, người bệnh đă có thể tiết kiệm được gần một nửa chi phí khám chữa bệnh, đó là chưa kể đến chuyện tiết kiệm về thời gian, sức khỏe, ...

Theo VietNamNet


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.