Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Lật mí mắt bắt được giun (01/12/2010)

Gần đây, Bệnh viện Mắt Trung ương đă điều trị cho nhiều bệnh nhân bị nhiễm giun ở mắt. Hầu hết bệnh phẩm lấy được từ mắt bệnh nhân là giun chỉ trưởng thành có độ dài từ 5 cm - 12 cm.

Ca điển h́nh là bệnh nhân Bùi Huy V. (47 tuổi, ngụ Hà Nội) vào Bệnh viện (BV) Mắt Trung ương khám v́ cộm, vướng ở mắt phải và có dấu hiệu tấy đỏ. Soi dưới kính hiển vi, các bác sĩ phát hiện kư sinh trùng h́nh dạng giống giun, trong suốt, chuyển động tại chỗ. Sau khi được chuyển phẫu thuật cấp cứu, các bác sĩ đă gắp được từ trong mắt của bệnh nhân V. một con giun dài 7 cm.
 
Biểu hiện cộm và ngứa

 
Gần đây, BV Mắt Trung ương lại tiếp tục nhận được những bệnh nhân từ Ninh B́nh, Thái Nguyên, Hà Nam... tới điều trị cũng với triệu chứng mắt bị vướng cộm, cảm giác có dị vật nhọn, đau từng cơn. Khám lâm sàng đều phát hiện có kư sinh trùng thân tṛn, giống giun nằm cuộn dưới kết mạc mắt.
 
PGS-TS Hoàng Minh Châu, Phó Giám đốc BV Mắt Trung ương, cho biết hầu hết bệnh phẩm được lấy ra từ mắt bệnh nhân là giun chỉ trưởng thành có độ dài từ 5 cm - 12 cm.
 
Sau khi phân tích gien tại Viện Công nghệ sinh học, các chuyên gia xác định được đấy là loài giun chỉ Dirofilaria Repens thường kư sinh trên chó, mèo và động vật hoang dă nhưng “nhập cư” vào người thông qua muỗi đốt. Khi xâm nhập vào người, loại giun này thường cư trú ở mắt (dưới kết mạc), ngoài ra c̣n có thể t́m thấy ở phổi, cơ, năo, mô mềm (vú), dưới da, gan...
 
Ngoài loài giun chỉ Dirofilaria Repens, PGS-TS Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm Bộ môn Kư sinh trùng Trường ĐH Y Hà Nội, c̣n cho biết trước đây BV Đa khoa Thái Nguyên cũng đă tiếp nhận và điều trị cho một thanh niên bị 7 con giun kư sinh trong mắt.
 
Bệnh nhân này cho biết tự nhiên thấy cộm ở mắt trái, soi gương lật xem th́ thấy 3 con giun nhỏ chui ra nhưng cộm và ngứa th́ vẫn không hết. Khi đến BV khám, các bác sĩ đă gắp nốt số giun c̣n lại đang trú ngụ trong mắt. Loại giun này có tên khoa học là Thelazia callipaeda, trước đây chỉ t́m thấy kư sinh ở chó.
 
Nguy hiểm và khó phát hiện
 
Theo PGS-TS Nguyễn Văn Đề, một loài giun khác cũng sống kư sinh trong mắt là Toxacara. Người bệnh nhiễm giun này đang ngày càng phổ biến, có năm phát hiện tới gần 40 bệnh nhân.
 
Nguyên nhân có thể là do trẻ nghịch bẩn, chơi với chó, người lớn làm những công việc từng tiếp xúc với chó. Trứng của loài giun này thường nằm ở trên mặt của chó, mèo và có thể lây sang người thông qua tay người khi tiếp xúc. Nếu ôm ấp, hôn hít chó, mèo th́ sẽ rất dễ bị nhiễm ấu trùng giun.
 
PGS-TS Nguyễn Văn Đề cảnh báo loại giun này không cư trú ở ruột và thường xâm nhập theo đường máu đến các cơ quan nội tạng của cơ thể như phổi, mắt, gan, năo...
 
Điều đáng nói là bệnh nhân có thể tử vong do giun “chạy” lên năo v́ không được điều trị kịp thời. Ngay cả với những bệnh nhân được điều trị cũng có thể để lại hậu quả mắt nh́n mờ.
 
Hiện việc điều trị các loại giun kư sinh trong mắt, năo, dưới da... không khó nhưng khó là không phát hiện bệnh. Rất nhiều bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm là viêm nhiễm, thậm chí u mắt, viêm năo... “Mới đây, tại BV Nhi Trung ương, tôi đă điều trị cho hai bệnh nhi bị giun lươn tấn công vào năo gây viêm màng năo mủ. Chúng tôi phải điều trị bằng thuốc đặc hiệu các cháu mới khỏi bệnh”- PGS-TS Nguyễn Văn Đề cho biết.
 
Theo NLĐ


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.