Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Người bệnh dễ tốn tiền oan v́ thiếu dược sĩ lâm sàng (03/12/2010)

Năm 2001, mô h́nh dược lâm sàng được triển khai, áp dụng tại Việt Nam. Theo đó, các dược sĩ của bộ phận dược lâm sàng có nhiệm vụ giúp bác sĩ trong việc quyết định kê đơn; kiểm tra, kiểm soát các chống chỉ định của thuốc, tương tác, liều lượng, nhịp tốc độ dùng thuốc; tư vấn việc dùng thuốc an toàn, tiết kiệm cho bệnh nhân…
Dược sĩ lâm sàng: đếm trên đầu ngón tay

Thống kê của cục Quản lư khám chữa bệnh cho thấy tỷ lệ dược sĩ lâm sàng trong cả nước hiện nay là 0,045/100 giường bệnh và chỉ khoảng 23% đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện có dược sĩ chuyên trách mà phần lớn, chỉ có ở các bệnh viện đầu ngành.

PGS.DS Nguyễn Hữu Đức (đại học Y dược TP.HCM) nhận định: hầu hết các dược sĩ chủ chốt của các bệnh viện hiện nay không được đào tạo về dược lâm sàng; có bệnh viện thành lập bộ phận dược lâm sàng được hai năm nhưng chỉ có hai người chuyên trách; có bệnh viện th́ chỉ mới có ư định thành lập. Ngay tại trường đại học Y dược TP.HCM, bộ môn dược lâm sàng cũng chỉ mới được đưa vào giảng dạy hơn bốn năm nay và chủ yếu nặng về dược lư.

Tại bệnh viện Chợ Rẫy, theo dược sĩ Nguyễn Văn Hồng, trưởng khoa dược của bệnh viện, cả khoa có 15 dược sĩ đại học, 62 dược sĩ trung cấp và 17 nhân viên dược sơ cấp nhưng vẫn c̣n thiếu 4 – 5 dược sĩ nữa để có thể giải quyết hết các công việc chung như bảo quản, dự trữ, cấp phát thuốc… chứ “nói ǵ đến việc nắm và phổ biến thông tin thuốc với bác sĩ”.

Lănh đạo của một bệnh viện khác th́ thừa nhận dược sĩ hiện nay không có thời gian tư vấn cách sử dụng thuốc cho từng bệnh nhân, trừ khi xảy ra tai biến thuốc hoặc sốc dịch truyền “mới chạy lên xem dịch truyền c̣n hạn sử dụng không, thuốc c̣n chất lượng không…”!

Bệnh nhân c̣n tốn tiền cho nhiều thứ thuốc vô ích

Phát biểu của Ths.DS Nguyễn Thị Thu Ba, trưởng bộ phận Dược tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ tại hội nghị Dược bệnh viện vừa được tổ chức gần đây, cho thấy: cứ 10 – 20 đơn thuốc của bác sĩ có một đơn xảy ra sai sót thuốc do nhiều lư do khác nhau! Một khảo sát khác tại bệnh viện 115 vào năm 2009 cho biết thêm: trung b́nh trong một đơn thuốc do bác sĩ kê toa có đến 47,17% là những thứ thuốc không thiết yếu.

Theo TS.BS Lê Thị Diễm Thuỷ, trưởng đơn vị dược lâm sàng của bệnh viện Chợ Rẫy, nếu không có dược lâm sàng, người bệnh có thể sẽ phải trả nhiều tiền cho đơn thuốc, đặc biệt đối với những người bị bệnh nan y, măn tính (một toa thuốc có thể lên đến vài triệu đồng). Chưa kể c̣n có thể bị tương tác thuốc v́ bác sĩ cho dùng cùng lúc vừa thuốc A vừa thuốc B nhưng hai loại thuốc này không hợp nhau khiến tính độc hại của thuốc tăng lên hoặc làm giảm sự hấp thu thuốc v.v…

Việc b́nh thuốc và thông tin thuốc cho bác sĩ mỗi ngày của dược sĩ lâm sàng hiện nay ở các bệnh viện c̣n ít. Đặc biệt, đối với các bệnh viện nhỏ, tuyến quận/huyện hầu như chưa có. Theo các bác sĩ chuyên khoa, để sử dụng hợp lư và an toàn thuốc cho bệnh nhân và nâng cao hiệu quả điều trị, tốt nhất mỗi chuyên khoa ở từng bệnh viện nên có một dược sĩ chuyên về dược lâm sàng. Không nên quan niệm khoa dược của bệnh viện chỉ là cái kho giữ thuốc và cấp phát thuốc theo yêu cầu của bác sĩ. Thiếu sự tư vấn, phản biện có chuyên môn của bộ phận dược lâm sàng, nhiều bác sĩ tại một số bệnh viện vẫn dùng thuốc theo thị hiếu, phối hợp thuốc tràn lan, lạm dụng các thuốc đắt tiền… khiến tiền thuốc trở thành gánh nặng ngày càng nặng trên vai người bệnh.
 
Theo SGTT


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.