(15/04/2009) - Bất cứ thuốc nào, kể cả vitamin được cho là thuốc bổ, đều có khả năng gây tai biến cho người sử dụng nếu không được dùng đúng cách, đúng liều.
ADR là tác dụng có hại xảy ra ngoài ư muốn khi dùng một thứ thuốc đúng liều, đúng đường dùng nhằm chữa bệnh, pḥng bệnh hoặc chẩn đoán (Tổ chức Y tế thế giới WHO)
Để dễ h́nh dung có thể ví von thuốc là kẻ hai mặt và tai biến do thuốc gây ra chính là kẻ giấu mặt hết sức nguy hiểm. Kẻ giấu mặt đó nay được gọi tên cụ thể là “phản ứng có hại của thuốc” (người nước ngoài gọi ADR là chữ viết tắt của adverse drug reactions). ADR c̣n được gọi bằng tên khác như tác dụng phụ, tác dụng ngoại ư, tác dụng không mong muốn… nhưng ngay cả người không thuộc giới chuyên môn cũng nên làm quen dùng ADR v́ là chữ thông dụng trên toàn thế giới hiện nay.
Ta lưu ư nếu bị tai biến do dùng quá liều thuốc (như vô t́nh dùng nhiều biệt dược chứa cùng một dược chất hoặc cố t́nh uống quá liều để tự tử) th́ không gọi là bị ADR mà là ngộ độc thuốc.
Hai loại phản ứng
ADR lại được chia làm hai loại: ADR loại A là loại thường xảy ra hơn, chiếm 80-90% (của toàn bộ ADR), liên quan đến tác dụng dược lư đă biết của thuốc (như warfarin có tác dụng chống đông máu có thể gây ADR làm xuất huyết ở người bệnh), có thể dự đoán và pḥng ngừa (như thuốc kháng histamin thế hệ 1 là Clorpheniramin gây ADR buồn ngủ, tài xế không dùng thuốc trị cảm sổ mũi gây buồn ngủ v́ có thể gặp nguy hiểm khi lái xe).
C̣n ADR loại B là loại xảy ra hiếm hơn, chiếm 10-20%, không liên quan đến tác dụng dược lư (như kháng sinh nhóm fluoroquinolon kháng khuẩn nhưng lại gây ADR là làm xói ṃn sụn khớp ở động vật c̣n non, v́ vậy trẻ con cũng không nên dùng kháng sinh fluoroquinolon), là loại ADR gần như không thể dự đoán trước là xảy ra hay không. Dị ứng thuốc là điển h́nh của ADR type B v́ không tiên lượng được.
Lưu ư thuốc được lưu hành trên thị trường dược phẩm vẫn được các viện bào chế dược phẩm theo dơi ADR (được gọi là theo dơi thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 4) để nếu thuốc xuất hiện ADR quá nghiêm trọng sẽ tự ư ngưng lưu hành hoặc bị chính quyền cấm lưu hành thuốc đó. Trước đây, vào cuối thế kỷ trước có thuốc Glafenin (biệt dược Glifanan trị đau nhức) đă bị cấm lưu hành do gây dị ứng quá nặng nề.
Ngày 30-9-2004, thuốc Rofecoxib (Vioxx trị viêm xương khớp) đă được nhà sản xuất chủ động rút ra khỏi thị trường dược phẩm v́ có nguy cơ gây biến cố tim mạch trầm trọng. Nhiều thuốc phải bán theo đơn bác sĩ, tức là chỉ khi bác sĩ khám bệnh ghi đơn thuốc, nhà thuốc mới có quyền bán thuốc theo đơn đó v́ chỉ có bác sĩ biết cách chỉ định thuốc, ghi cách dùng thế nào để phát huy tác dụng điều trị của thuốc, đồng thời hạn chế mức thấp nhất hoặc không để xảy ra ADR.
Mấy điều lưu ư
Để pḥng tránh ADR, người dùng thuốc lưu ư mấy điều sau:
- Chỉ thật cần thiết mới dùng thuốc. Hoàn toàn không nên lạm dụng thuốc dù chỉ là vitamin (vitamin A, D liều cao có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai).
- Nếu được bác sĩ khám ghi đơn thuốc, phải dùng đúng, dùng đủ (không dư không thiếu) các thuốc ghi trong đơn và thực hiện tốt các lời chỉ dẫn.
- Đừng nghe lời mách bảo của người không thuộc giới chuyên môn mà dùng thuốc kéo dài từ tháng này sang tháng kia (có thuốc sẽ gây nghiện !).
- Trước khi dùng một loại thuốc cần đọc kỹ bản hướng dẫn hoặc hỏi dược sĩ tại nhà thuốc về những điều cần biết, trong đó có: tác dụng phụ tức ADR, những thận trọng khi dùng thuốc, chống chỉ định (tức những trường hợp không được dùng thuốc).
- Khi đang dùng thuốc nếu bị phản ứng bất thường nên ngưng ngay và đi tái khám báo cho bác sĩ biết.
Nên xem việc điều trị bệnh không chỉ hoàn toàn dựa vào thuốc. Có phương pháp điều trị gọi là không dùng thuốc và ngay cả chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lư, dinh dưỡng thích hợp cũng có thể góp phần cải thiện t́nh trạng bệnh.
PGS-TS NGUYỄN HỮU ĐỨC (ĐH Y dược TP.HCM)
Từ Tuoitre