18 mặt hàng thuốc ngoại xin được giảm giá quả là con số quá nhỏ so với 16.000 hồ sơ xin tăng giá đang chờ cơ quan chức năng xem xét. Trong khi đó nhiều mặt hàng thuốc Tây nội, ngoại vẫn âm thầm tăng giá.
Tăng giá
Tại các hệ thống nhà thuốc bán lẻ ở TPHCM hôm qua, giá một số loại thuốc nội, ngoại đă tăng. Thuốc điều trị đau khớp Viatril.S. tăng giá từ 400.000 đồng/hộp lên 450.000 đồng. Các loại kháng sinh trẻ em như Ceclor 125mg, Augmentin, Zinnat... cũng tăng giá từ 3.000- 7.000 đồng/hộp.
Tại khu chợ dược Tô Hiến Thành, quận 10, các công ty kinh doanh dược nơi đây cho biết nhiều loại thuốc của công ty Sanofi Aventis đă tăng giá lên 5%. Thuốc Tot’hema của Công ty Innotech đă tăng vào đầu tháng 11 từ 84.500 đồng/hộp/20 ống lên 89.000 đồng/hộp, nay lại tiếp tục tăng lên 94.500 đồng/hộp.
Theo các tŕnh dược viên, từ đầu tháng 11 đến nay Công ty TNHH Dược phẩm Xuân Phúc (quận Tân B́nh) đă thông báo tăng giá 27 mặt hàng với mức tăng từ 11% đến 54%. Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh ở quận này cũng thông báo tăng giá 6 mặt hàng với mức từ 16% đến 21%.
Ngoài ra, Công ty CP Y Dược phẩm Vimedimex- đơn vị phân phối thuốc của Novartis đă có 11 mặt hàng tăng giá. Các loại thuốc sản xuất trong nước cũng được đà leo theo.
Khảo sát tại các nhà thuốc bán lẻ và khu vực chợ dược quận 10 cho thấy các sản phẩm như Bạch Ngân PV hay Tiêu độc PV cũng tăng giá 10%; thuốc sáng mắt của Traphaco đội giá lên khoảng 11%. Thuốc long đờm Mucomyst cách đây một tháng có giá 70.000đ/hộp nay đă nhảy lên 90.000 đồng/hộp.
Khó kiềm giá?
Một dược sĩ là giám đốc một công ty dược ở B́nh Dương nói, có những loại thuốc nhập về từ cách đây hơn 1 năm nhưng vẫn xin kê khai lại giá để tăng, trong lúc giá USD tại thời điểm nhập khẩu chỉ 18.000 đồng/USD.
Nhiều doanh nghiệp dược “ôm” hàng để trữ, đến khi thị trường khan hiếm thuốc lại tung ra với giá cao. Ngoài 2 công ty dược nước ngoài xin giảm giá 18 mặt hàng với mức 5-12%, Cục Quản lư Dược đang xử lư 16.000 hồ sơ xin tăng giá. Tại Sở Y tế TPHCM cũng có hàng trăm hồ sơ tương tự.
Theo Cục quản lư Dược, giá thuốc đă được kiểm soát và duy tŕ ở mức tương đối ổn định so với chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên thực tế giá thuốc vẫn âm thầm tăng. “Mặc dù chưa được chấp nhận điều chỉnh giá mới nhưng không ít công ty đă gửi bảng báo giá mới tới hệ thống bán lẻ để đẩy giá lên. V́ vậy buộc chúng tôi cũng phải tăng theo” - chủ một nhà thuốc trên đường 3-2, quận 10 nói.
Theo PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan- Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, việc tăng giá thuốc được các doanh nghiệp lư giải là do nhiều loại chi phí đầu vào tăng như giá ngoại tệ, nguyên liệu, xăng dầu... Nhưng thực tế cho thấy có không ít công ty dược đă kê khai giá cao gấp đôi để “đón đầu”.
Theo TS Lan, TPHCM chiếm 70% thị phần dược phẩm cả nước, nhưng sở không quản lư giá của các doanh nghiệp dược nước ngoài và các tỉnh khác có thuốc lưu hành trên địa bàn mà cấp quản lư là Cục Quản lư Dược. Bà Lan cho rằng, để hạn chế việc tăng giá tự phát, Cục Quản lư Dược nên đề nghị các công ty dược công bố giá thuốc nhập khẩu (giá CIF) để các nhà bán buôn, bán lẻ có thể căn cứ vào giá này mà quyết định mua hàng.
Theo quy định, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải kê khai giá trước khi lưu hành trên thị trường và khi thay đổi giá phải kê khai với cơ quan quản lư Nhà nước. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp khi nhập khẩu chỉ khai báo giá với hải quan rồi đưa ra thị trường. Theo Tiền Phong
|