Thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện trung b́nh mỗi ngày có hơn 100 trẻ đến khám và điều trị tiêu chảy cấp do nhiễm vi-rút Rota. Bệnh đang bùng phát tại nhiều địa phương: Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… Bệnh thường xảy ra vào mùa đông và đối tượng nhiễm chủ yếu là trẻ em. Việc pḥng và tránh bệnh này cho trẻ là quan trọng bởi dễ dẫn đến tử vong do mất nước, mất muối... nếu không được điều trị kịp thời.
V́ sao trẻ dễ bị tiêu chảy cấp do Rotavirut?
Tiêu chảy cấp do Rotavirut là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do vi-rút Rota gây nên. Bệnh hay phát mạnh vào mùa đông và thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi từ 3 tháng đến 24 tháng tuổi. Vi-rút Rota có khả năng tồn tại và sống dài ngày trong môi trường nên lây nhiễm rất cao. Vi-rút lây chủ yếu qua đường tiêu hóa, qua lan truyền vi-rút từ phân người bệnh vào môi trường xung quanh như nguồn nước, đồ vật, đặc biệt là qua bàn tay. Do hệ tiêu hóa của trẻ c̣n yếu, sức đề kháng kém lại chưa có ư thức vệ sinh cao nên dễ bị tiêu chảy cấp do nhiễm vi-rút Rota.
Triệu chứng của bệnh
Sau khi trẻ bị nhiễm vi-rút Rota 1 - 4 ngày bắt đầu có các triệu chứng: Sốt nhẹ (37 - 38oC), có trẻ sốt cao 40oC; quấy khóc; nôn; sau đó tiêu chảy phân thường nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày (phân màu xanh hoặc màu trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải). Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần. Thời gian bệnh thường kéo dài từ 3 - 7 ngày. Ngoài những triệu chứng trên trẻ có thể ho, sổ mũi... Chính những biểu hiện này nhiều người dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp thường rất mệt mỏi, sụt cân, kém ăn. Biến chứng nguy hiểm của bệnh là khô kiệt do mất nước, mất muối dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kịp thời.
Có dùng kháng sinh khi điều trị?
Nguyên nhân chính của bệnh là do nhiễm vi-rút Rota nên theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, không dùng kháng sinh để điều trị tiêu chảy cấp do vi-rút Rota bởi việc dùng kháng sinh để điều trị rất nguy hiểm như: Bệnh sẽ không khỏi mà c̣n nặng hơn và có thể gây loạn khuẩn đường tiêu hóa ở trẻ; Việc dùng kháng sinh c̣n gây tác dụng phụ trẻ bị dị ứng kháng sinh, ngộ độc thuốc khiến thời gian điều trị kéo dài và làm sức khỏe của trẻ thêm suy kiệt.
Cũng theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, không dùng thuốc cầm tiêu chảy v́ chúng không có tác dụng tiêu diệu vi-rút mà c̣n làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không thải ra ngoài được. Trong khi đó trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy mà phân không được bài xuất ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây chướng bụng, thủng ruột, tắc ruột, thậm chí dẫn đến tử vong. Ngoài ra, cũng không nên sử dụng các thuốc chống nôn. Việc dùng thuốc chống nôn có thể gây ức chế thần kinh, khiến trẻ ngủ li b́, khó phát hiện nếu t́nh trạng bệnh nặng hơn. Tốt nhất khi trẻ bị tiêu chảy, cần bù nước và chất điện giải bằng dung dịch oresol (dung dịch này có thể mua tại các hiệu thuốc), pha theo đúng hướng dẫn. Khi pha dung dịch oresol không chia nhỏ gói ra pha từng lần v́ như thế không chính xác được lượng thuốc, nước. Điều này có thể làm mất tác dụng của thuốc.
Việc sử dụng thuốc cho trẻ khi bị tiêu chảy cấp phải tuân thủ chỉ định và phác đồ của bác sĩ. Không tự ư sử dụng nước lá ổi, nước gạo rang... như vậy sẽ làm cho phân vón lại nhưng thực ra quá tŕnh viêm trong ruột vẫn diễn ra. Trường hợp phân không thải ra ngoài sẽ tích lại khiến bụng trướng, khiến trẻ ăn uống kém, khó khăn cho quá tŕnh điều trị.
Biện pháp tốt nhất là pḥng bệnh cho trẻ
Tiêu chảy cấp do Rotavirut là một bệnh nguy hiểm, dễ dẫn tới tử vong v́ mất nước, mất muối... v́ vậy pḥng bệnh cho trẻ là biện pháp tốt nhất. Do bệnh thường gặp và nặng ở trẻ nhỏ nên việc pḥng ngừa bằng vaccin Rota càng sớm càng tốt. Hiện nay, tại các Trung tâm y tế dự pḥng huyện, tỉnh đă có loại vaccin Rota dạng uống pḥng ngừa tiêu chảy do Rotavirut rất hiệu quả. Nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi đi uống vaccin này để ngăn ngừa khỏi sự tấn công của vi-rút Rota. Lịch uống vaccin cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi là 2 liều, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều là 1 tháng.
Khi thấy trẻ có biểu hiện khát nhiều, nôn nhiều lần, tiểu ít, không ăn uống được, sốt, da khô, môi khô, hơi thở hôi, số lần đi ngoài tăng lên... cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp cần cách ly và có người chăm sóc riêng. Do bệnh có khả năng lây lan mạnh nên cần quản lư phân, các chất thải của người bệnh thật tốt, không để vương văi. Đặc biệt ăn uống phải đảm bảo vệ sinh và nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, thức ăn lỏng dễ tiêu, đủ chất...
Theo SK&ĐS