Dùng thuốc nội là dùng thuốc gốc nội, thuốc gốc đơn chất . Thuốc mới phát minh (New APIs), do tốn kém lớn về nghiên cứu quảng bá, lại do yếu tố độc quyền đẩy giá lên một mức nữa, nên giá cuối cực kỳ cao. Thuốc gốc (generic products) do chi phí nghiên cứu kỹ thuật bào chế, quảng bá rất ít, ít bị tác động của yếu tố độc quyền nên có giá thấp hơn. Thuốc mới phát minh rất ít, từ 1996-2005, trung b́nh mỗi năm chỉ dưới 30 loại, mỗi loại thường có một biệt dược. Trong khi đó, thuốc gốc tích lũy lại từ hàng trăm năm, có vô vàn loại, mỗi loại có hàng trăm biệt dược. Do thế, thuốc mới phát minh chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ (khoảng 10% trên thị trường so với thuốc gốc). Tại nước ta , tỷ trọng ấy lại càng nhỏ (khoảng 5%). Nếu muốn giảm chi phí tiền thuốc mà chỉ nói “dùng thuốc gốc” một cách chung chung th́ chưa đủ.
Cùng đi từ một hoạt chất gốc đạt tiêu chuẩn, thuốc nội (biệt dược nội) sản xuất tại các xí nghiệp đạt GMP, kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn trong đó có tiêu chuẩn giải phóng hoạt chất, đương nhiên có sinh khả dụng, giá trị chữa bệnh căn bản như thuốc ngoại (biệt dược ngoại), nếu có chênh lệch th́ chỉ hơn kém nhau 5-20% tương đương sinh học theo qui ước quốc tế. Thế nhưng giá biệt dược nội chỉ bằng 40-60 % giá biệt dược ngoại. Thuốc đơn chất (biệt dược đơn) giá cũng thấp so với giá thuốc phối hợp (biệt dược kép). Danh mục thuốc chủ yếu dùng trong cơ sở khám chữa bệnh (DMTCY-KCB) hầu hết đă là thuốc gốc. Như vậy, dùng thuốc gốc hiểu cụ thể hơn là “phải ưu tiên thuốc sản xuất trong nước đạt GMP”, “phải ưu tiên lựa chọn… thuốc đơn chất, thuốc phối hợp chỉ sử dụng trong trường hợp không có thuốc thay thế”… như hướng dẫn kèm theo bản DMTCY-KCB. Có như thế mới giảm được chi phí tiền thuốc một cách căn bản, hợp lư.
V́ sao việc dùng thuốc nội chưa được mở rộng? Cách khắc phục.
Về khâu sản xuất:
Ta sản xuất nhiều biệt dược từ hoạt chất gốc cũ (amoxicilin, paracetamol, aspirin…) trùng lặp nhau; nhưng lại ít biệt dược từ hoạt chất gốc mới (như nhóm cephalosporin, fluoroquinolon thế hệ 3); nhiều biệt dược từ hoạt chất gốc chữa bệnh thường không có hay rất ít biệt dược từ hoạt chất gốc chữa bệnh khó, bệnh chuyên khoa (tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch…). Ta c̣n thiếu một số các dạng bào chế mà người bệnh cần và ưa thích (như loại nefedipin giải phóng hoạt chất chậm, không gây hạ huyết áp đột ngột, mỗi ngày chỉ dùng một lần, tiện lợi). Ta cũng c̣n một số sản phẩm chưa phù hợp (như nhiều paracetamol đóng gói lọ 100 viên nhưng ít loại paracetamol đóng vỉ 4 viên vừa đủ dùng tiện hơn). Nếu đa dạng về chủng loại, dạng bào chế, mẫu mă th́ sẽ tạo cơ hội cho người dân dùng và nâng cao được tỷ lệ dùng thuốc nội.
Về khâu lưu thông:
Các cơ sở kinh doanh vẫn có tâm lư thích bán biệt dược ngoại có doanh số lớn lăi nhiều, có nhiều chi phí quảng cáo, tiếp thị mà chưa chú ư xây dựng phong trào đẩy mạnh bán thuốc nội như các ngành hàng khác. Quảng cáo quá mức làm cho người dùng đánh giá chưa đúng “giá trị thực” của thuốc ngoại. Một ít thầy thuốc kê đơn cho dùng nhiều loại, chủ yếu là biệt dược ngoại thế hệ mới, biệt dược kép trong khi yêu cầu chữa bệnh chưa đến mức ấy.
Chấn chỉnh khâu lưu thông sẽ lập được cầu nối giữa sản xuất - tiêu dùng thuốc nội, nếu không việc tiêu thụ thuốc nội sẽ khó khăn; ảnh hưởng trở lại việc phát tiển sản xuất.
Về khâu khám chữa bệnh:
Về cơ bản thuốc dùng trong bệnh viện thường là thuốc gốc, biệt dược nội, biệt dược đơn nội như trong DMTCY-KCB hướng dẫn (nói trên).
Tuy nhiên trong thực tế có nơi có lúc vẫn c̣n một vài hiện tượng sau: Kê đơn thêm cho người đang điều trị nội trú biệt dược ngoại, biệt dược kép trong khi quy định của Bộ Y tế là “không được để người bệnh tự mua thuốc”. Một số ít thầy thuốc khi ở bệnh viện th́ kê bệnh án theo đúng DMTCY- KCB nhưng khuyên người bệnh nên ra pḥng khám riêng của ḿnh và tại đó, lại trực tiếp bán các thuốc của ḿnh. Trong các pḥng khám bệnh tư, vẫn c̣n không ít thầy thuốc làm luôn việc bán thuốc, phần lớn thuốc này là biệt dược ngoại, biệt dược kép (quy định hành nghề tư cấm việc này). Một số thầy thuốc (tư và công) vẫn c̣n kê đơn, kê quá nhiều loại thuốc (có đơn lên đến 10 loại), có khi gây tương tác trái với mục đích chữa bệnh, kê nhiều loại biệt dược ngoại, biệt dược kép, viết tên thuốc không đọc được thậm chí bằng kư hiệu.
Một số hiện tượng trên tuy hiện đă được kiểm tra xử lư khắc phục nhưng vẫn chưa chấm dứt hẳn. Nếu thực hiện thật đúng DMTCY- KCB, “Quy chế kê đơn bán thuốc theo đơn”, “Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân” th́ chắc chắn sẽ tăng tỷ lệ dùng thuốc nội.
Về người tiêu dùng:
Có một số người thích dùng biệt dược ngoại, biệt dược kép, giá càng cao càng được coi là tốt, là xịn. Tuy nhiên, “thị hiếu dùng thuốc lệch lạc” tự phát này chỉ nằm trong một ít người có thu nhập cao. C̣n đa số dân ta thu nhập chưa dồi dào, lại quen dùng thuốc nội trong thời kỳ dài trước đây, nên tâm lư chung là muốn dùng thuốc nào cũng được, miễn là chữa được bệnh, ngay khi có bệnh nặng vẫn tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc chứ không tự chọn lựa hay đ̣i hỏi. Nhưng do tác động lâu dài từ nhiều khâu (kê đơn, quảng cáo, phân phối...) nên dần dần cũng làm xuất hiện “thị hiếu dùng thuốc lệch lạc” thứ phát ở một số người. Biểu hiện thường thấy trong một số người là: Chuộng thuốc ngoại, thuốc đắt tiền, không thích thậm chí coi thường thuốc nội, thuốc có giá thấp. Dùng thuốc theo quảng cáo, mà quảng cáo lại thường hướng người bệnh vào dùng các biệt dược ngoại, biệt dược kép giá cao. Có khi chỉ bị bệnh thông thường, dùng biệt dược nội, đơn chất cũng khỏi nhưng không tin tuyến dưới, vượt lên tuyến trên, chạy ra các pḥng khám lớn ở thành phố. Tại đây v́ chiều theo ư người bệnh, v́ muốn chắc ăn, có khi v́ động cơ khác thầy thuốc lại cho đơn không hẳn chỉ v́ mục đích chữa bệnh.
Muốn cải thiện thị hiếu dùng thuốc lệch lạc cần phải truyền thông giáo dục bền bỉ lâu dài cho người bệnh đồng thời phải kiên quyết chống lại các tác động không lành mạnh từ các phía khác (kê đơn, quảng cáo, bán thuốc…).
Chiến lược dùng thuốc nội cần thể hiện thành các biện pháp cụ thể và có sự phối hợp nhịp nhàng. Theo SK&ĐS
|