Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Quản lư giá thuốc - Biết nhưng chưa làm! ()

(22/05/2009) Theo nhận xét của một số chuyên gia ngành dược, thị trường dược phẩm những tháng đầu năm 2009 không có bất cứ tác động khách quan nào để tăng giá. Tuy nhiên trên thực tế, từ đầu năm đến nay đă có ít nhất 3 đợt tăng giá thuốc; các mặt hàng thuốc tăng giá chủ yếu là thuốc nhập khẩu với mức tăng trung b́nh từ 7%-10%. Trong nhiều nguyên nhân làm giá thuốc liên tục tăng, các nhà phân tích cho rằng việc nới lỏng công tác quản lư giá là nguyên nhân không thể loại trừ.

Giá thuốc liên tục tăng: v́ sao?

Theo báo cáo của Hiệp hội Kinh doanh và sản xuất dược Việt Nam, qua khảo sát 15.175 mặt hàng thuốc ngoại ở 3 khu vực Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM từ ngày 20-3 đến 20-4-2009 đă có 41 mặt hàng tăng giá với tỷ lệ tăng trung b́nh 5,5%. Ngay sau báo cáo này, ghi nhận thực tế cho thấy, vào cuối tháng 4 lại có một đợt tăng giá tiếp theo ở các mặt hàng thuốc ngoại.

Theo thông tin từ một số chủ cửa hàng dược phẩm, từ ngày 29-4 tŕnh dược viên của Công ty Diethelm Vietnam Co., Ltd đă thông báo có 14 mặt hàng thuốc của Công ty Merck sản xuất tăng giá. Những mặt hàng tăng giá này đều nằm trong nhóm thuốc đặc trị các bệnh tiểu đường, huyết áp, bướu cổ (đại đa số tăng giá trong khoảng 7,3%-10%). Trước đó, ngay trong tuần đầu năm mới 2009, tại TPHCM đă có ít nhất 10 mặt hàng dược phẩm nhập ngoại tăng giá 5%-10%.

Tiếp tục ghi nhận từ các nhà thuốc bán lẻ cho đến nay cho thấy trong suốt thời gian này, nhiều mặt hàng dược phẩm nhập ngoại nhập khác vẫn tiếp tục tăng giá. Tuy nhiên, thay v́ tập trung lên giá nhiều mặt hàng cùng một lúc th́ các hăng tăng rải rác một số mặt hàng trong nhiều ngày.

Theo các chuyên gia ngành dược th́ ngoài yếu tố ngoại tệ tăng (với tỷ lệ không đáng kể) th́ thị trường dược phẩm những tháng đầu năm 2009 không có tác động khách quan nào để tăng giá. Nhưng v́ sao giá các mặt hàng thuốc ngoại nhập vẫn tăng và “hứa hẹn” là có thể tiếp tục tăng nữa?

Theo PGS-TS Lê Văn Truyền, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, chuyên viên cao cấp ngành dược: Thuốc nước ngoài, chủ yếu là các sản phẩm độc quyền chắc chắn sẽ liên tục tăng v́ thị trường thuốc biệt dược nước ngoài tại Việt Nam là một thị trường không hoàn hảo do yếu tố độc quyền được bảo hộ bởi Luật Sở hữu trí tuệ, không có sản phẩm cạnh tranh trong nước.

Theo “Báo cáo pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi phản cạnh tranh trong hệ thống phân phối dược phẩm tại thị trường Việt Nam” do Cục Quản lư Cạnh tranh, Bộ Công thương thực hiện mới đây th́: Trong hệ thống phân phối dược phẩm đang tồn tại một số doanh nghiệp có sức mạnh thị trường lớn, có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể thông qua các hợp đồng độc quyền với các công ty dược phẩm đa quốc gia khổng lồ trên thế giới. Các doanh nghiệp này lạm dụng vị trí thống lĩnh của ḿnh trên thị trường để nâng mức giá và duy tŕ mức giá đó trong một thời gian dài mà không hề sợ một đối thủ cạnh tranh nào.

Quản lư giá thuốc: gươm chưa rút khỏi vỏ!

Hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường và vị trí thống lĩnh, độc quyền để làm tăng giá bất hợp lư là hành vi phản cạnh tranh đang tồn tại rất ngang nhiên và được xem là bất khả kháng với nhà quản lư, cộng thêm các “thủ thuật kinh doanh” khác như chi hoa hồng cho bác sĩ, bán kèm … đă khiến thuốc đang ngày càng đắt hơn.

Tuy nhiên, theo PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan – Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, việc quản lư giá thuốc, ngay cả với những biệt dược độc quyền vẫn hoàn toàn khả thi, ít nhất là sẽ không để xảy ra t́nh trạng tăng giá liên tục như hiện nay khi áp dụng biện pháp quản lư giá thuốc bằng biện pháp quản lư thặng số toàn chặng theo tinh thần của Thông tư liên tịch số 11/2007/TTLT-YT-TC-CT.

Theo đó, thuốc nhập khẩu phải kê khai giá đầu vào và doanh nghiệp phải kê khai giá dự kiến bán buôn và bán lẻ (nếu có) trên mức kê hợp lư do cơ quan quản lư là Cục Quản lư dược thẩm định, phê duyệt và công khai. Đối với thuốc sản xuất trong nước cũng áp dụng nguyên tắc này sau khi DN kê khai giá xuất xưởng. Nguyên tắc này linh hoạt và mềm dẻo, vừa tôn trọng tính tự chủ của DN trong việc xác định cơ cấu giá thành sản phẩm, vừa điều tiết được thị trường.

Tuy nhiên, cho đến nay, sau gần 2 năm có “vũ khí” trong tay, Cục Quản lư dược vẫn chưa “rút gươm khỏi vỏ”. Ngoài phần giá CIF đă được công khai trên mạng của Cục Quản lư dược, việc kê khai giá bán buôn dự kiến (giá trị cốt lơi của Thông tư này để quản lư giá thuốc toàn chặng) cho đến nay vẫn chưa được thực hiện.

Một đề nghị khác nữa là Cục Quản lư dược cần xem xét và cân nhắc kỹ trong việc cấp số đăng kư cho các sản phẩm thuốc generic có xuất xứ từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan có chất lượng ngang bằng với các sản phẩm thuốc generic của các công ty dược phẩm trong nước nhưng vượt trội hơn các sản phẩm trong nước bằng các “thủ thuật kinh doanh” dựa trên thế mạnh về vốn. Đây chắc cũng không phải là giải pháp mà Cục Quản lư dược chưa hề biết đến.

KIM LIÊN
Từ Saigongiaiphong


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.