Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dược phẩm ()

Sau một thời gian gồng ḿnh chấp hành nghiêm chỉnh lệnh cấm tăng giá thuốc của Bộ Y tế, đến nay với hàng loạt những biến động về giá các yếu tố đầu vào, nhiều doanh nghiệp (DN) dược phẩm đă không khỏi kêu trời, kể khổ với cơ quan quản lư xin được xem xét việc điều chỉnh giá. Hôm 10-6 tại TPHCM, Cục Quản lư dược - Bộ Y tế, Uỷ ban Các vấn đề xă hội của QH, Bộ Tài chính và các ngành liên quan đă có buổi gặp mặt, lắng nghe và chia sẻ với các DN phía Nam dưới sự chủ tŕ của Cục trưởng Trương Quốc Cường.

Doanh nghiệp kể khổ

 “Chịu hết nổi rồi, căng thẳng qua rồi” là nỗi niềm chung nhất của các DN bày tỏ với các cơ quan quản lư tại buổi họp. Đại diện Công ty cổ phần Dược phẩm OPC than thở: Các DN đă chấp hành tốt chủ trương của ngành để chia sẻ khó khăn và góp phần b́nh ổn giá nhưng nếu cứ tiếp tục xiết như thế này trong t́nh h́nh giá các yếu tố đầu vào liên tục biến động theo chiều hướng tăng th́ DN không chịu nổi.

 Chia sẻ với nỗi niềm này, ông Kiều Hữu – Giám đốc Công ty Dược phẩm Vidipha cho rằng: so với thời điểm năm 2007, giá một số nguyên liệu đă tăng gấp 5-6 lần, bao b́ vật tư, chi phí vận chuyển... mọi thứ đều tăng giá nhưng hiện công ty vẫn c̣n có những mặt hàng đă kê khai từ 5 năm trước, đến nay vẫn chưa được điều chỉnh giá. Giá bán ra thị trường đă rất “lỗi thời” mà vẫn phải bán v́ yêu trách nhiệm và v́ muốn giữ khách hàng. May mà có một số mặt hàng có lời để bù qua sớt lại chứ không DN không biết xoay sở làm sao.

 Đại diện Công ty cổ phần Dược phẩm Vimedimex khẳng định: so với thời điểm cuối năm 2007, giá nguyên liệu đă tăng 10-30% đặc biệt là nhóm kháng sinh, cụ thể: Ampicillin tăng 25,78%; Amoxicillin tăng 29,65%; Paracetamol tăng 19,68%.

 Dược sĩ Trần Thị Đào, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm cho rằng: với 90% nguyên liệu sản xuất dược phẩm hiện nay là nhập khẩu, sự biến động giá nguyên liệu thị trường thế giới đă ảnh hưởng đến việc sản xuất của DN, đă vậy giá ngoại tệ và lăi suất ngân hàng cũng tăng khiến nhiều DN không khỏi lao đao. Nhiều DN phải mua giá USD cao hơn giá niêm yết và rất khó đạt được những khế ước với ngân hàng với số lượng ngoại tệ lớn.

 Đại diện Công ty cổ phần Dược phẩm TW25 cho biết: hiện nay công ty phải làm việc với ngân hàng nửa tháng mới mua được lô ngoại tệ để thanh toán đủ một lô hàng. Nhiếu DN đang rất khó khăn khi vừa phải vay tiền đồng Việt Nam rồi lại mua ngoại tệ để thanh toán cho khách hàng.

 Theo DS Đào, chỉ tính riêng các yếu tố kể trên chưa kể chuyện lo đời sống cán bộ công nhân viên trước t́nh h́nh giá cả thị trường biến động như hiện nay, đă khiến giá thành sản phẩm đội lên 25-30%. Một nỗi niềm khác được nhiều DN kể khổ là khoản nợ của các bệnh viện.

 Theo các DN, trong khi phải gánh lăi suất ngân hàng 18-20%, các DN c̣n phải gánh gồng thêm các khoản nợ quá hạn của các bệnh viện. Hầu hết các bệnh viện đều không thanh toán đúng như cam kết trong hồ sơ thầu mà nhiều bệnh viện thường khất nợ 3-6 tháng, thậm chí là 12 tháng mới thanh toán tiền thuốc cho DN.

 Ông Đống Viết Thắng, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất kinh doanh dược Việt Nam c̣n cho biết: có bệnh viện c̣n duy tŕ khoản nợ tồn đọng, việc cam kết duy tŕ giá trúng thầu cung cấp thuốc bệnh viện ổn định trong 6 tháng hiện cũng gây khó khăn rất lớn với các DN trong t́nh h́nh hiện nay. Nhiều DN đề nghị: nếu xem dược phẩm là mặt hàng thiết yếu và kiểm soát giá th́ cần đưa dược phẩm vào nhóm mặt hàng thiết yếu với sự trợ giá của Chính phủ hoặc được xem xét ưu tiên vay vốn với lăi suất thấp, cấp đổi ngoại tệ đúng giá niêm yết...

 Tháo gỡ trong trật tự

Tất cả những khó khăn mà DN liệt kê tại buổi gặp mặt với lănh đạo Cục Quản lư dược cũng như các ngành liên quan hiện nay là một thực tế mà DN đang phải đối đầu. Thông cảm với những khó khăn của DN nhưng TS Trương Quốc Cường cũng nhắc nhở các DN: Dược phẩm vẫn là mặt hàng thiết yếu chăm sóc sức khoẻ nhân dân nên việc điều chỉnh giá vẫn được kiểm soát, cân nhắc một cách hợp lư. Để hỗ trợ các DN, Cục Quản lư dược sẽ cởi bỏ lệnh cấm sớm hơn thời hạn.

 Theo đó, thay v́ đến 30-6 th́ bắt đầu từ thời điểm này, Cục Quản lư dược cũng như các Sở Y tế địa phương sẽ tiếp tục nhận hồ sơ xin điều chỉnh giá. Tuy nhiên, việc kiểm soát điều chỉnh giá vẫn được thực hiện nghiêm ngặt, trong trật tự. Các hồ sơ xin điều chỉnh giá phải chứng minh được tính hợp lư th́ mới được xem xét, điều chỉnh giá ở tỷ lệ tăng thích hợp.

 Ông Cường cũng cho biết, Cục Quản lư dược sẽ làm việc với Bộ Y tế để Bộ đề xuất với Chính phủ đưa dược phẩm vào nhóm các mặt hàng thiết yếu để có những hỗ trợ cần thiết cho các DN như: đề nghị với ngân hàng cấp đủ ngoại tệ và đúng với giá niêm yết. Về vấn đề thanh toán nợ tồn đọng của các bệnh viện, ông Cường cam kết với các DN sẽ đề nghị với Bảo hiểm y tế ứng trước tiền thanh toán cho DN.

Tuy nhiên, đây là những hỗ trợ trước mắt, c̣n một vấn đề hỗ trợ về lâu dài theo PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM: Cục Quản lư dược cần xem lại việc cấp số đăng kư cho các sản phẩm dược phẩm xuất sứ từ các nước có cùng điều kiện sản xuất (sản xuất thuốc generic tại các nhà máy đạt chuẩn GMP) nhưng lại bán giá cao hơn rất nhiều so với thuốc nội để tạo điều kiện cho các DN trong nước phát triển. một vấn đề khác là cần phải khảo sát lại và định hướng sản xuất cho các DN dược, khắc phục t́nh trạng sản xuất dẫm chân lên nhau như hiện nay.


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.