Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Sai lầm khi dùng thuốc giảm đau (03/01/2011)

Với những người có bệnh mạn tính, thuốc giảm đau rất hay được tích trữ trong hộp đựng thuốc. Tuy nhiên, chính những sai lầm trong việc sử dụng những loại thuốc phổ biến và rất dễ mua này đang khiến các chuyên gia y tế ngày càng lo lắng về những tác dụng phụ, nhất là t́nh trạng bệnh nhân “nghiện thuốc”, ngày càng phụ thuộc vào thuốc giảm đau.

Hai phải tốt hơn một

Thuốc giảm đau được kê toa ở liều mà họ tin rằng sẽ có lợi cho bệnh nhân nhất, đồng thời giảm thiểu rủi ro. Tuy vậy, quan niệm “hai phải tốt hơn một” hiện vẫn phổ biến, nhiều người không chỉ dùng tăng liều một loại thuốc mà c̣n bổ sung thêm thuốc giảm đau khác cho… nhanh. Tăng gấp đôi hoặc gấp ba liều lượng sẽ không làm cho nhanh khỏi bệnh mà ngược lại, nó lại dễ kích thích những tác dụng phụ có hại. Tất nhiên, liều đầu tiên không thể hiệu quả ngay trong ṿng 5 phút v́ cần có thời gian để “ngấm” nhưng uống cấp tập, quá liều càng làm cho thuốc mất tác dụng, thậm chí có thể đưa người uống đến pḥng… cấp cứu. V́ vậy, người bệnh cần uống đúng liều, trước khi dùng có thể hỏi thêm liệu có thể tăng liều lượng nếu thấy đau hoặc giới hạn liều cao nhất là thế nào. 

Tương tác thuốc

Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào, hăy cân nhắc đến tất cả các loại thuốc khác từ thuốc thảo dược đến thuốc bổ mà bạn đang dùng. Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc giảm đau hoặc làm tăng tác dụng phụ, ví dụ, aspirin có thể ảnh hưởng đến hoạt động của một số loại thuốc tiểu đường hay  codeine và oxycodone có thể tương tác với thuốc chống trầm cảm. V́ thế, kể cả mua thuốc giảm đau không theo đơn, cũng cần hỏi kỹ dược sỹ về phản ứng với thuốc đang đùng.

Uống  rượu khi đang dùng thuốc

Nhiều loại thuốc kèm với khuyến cáo “không được uống rượu”. Có người chỉ nh́n kư hiệu quốc tế thấy một ly rượu nằm trong ṿng tṛn với dấu gạch chéo th́ cho rằng, cấm rượu nhưng uống bia hay rượu vang th́ không sao. Không hề có chuyện đó. Cảnh báo này nhắc nhở bệnh nhân không dùng bất kỳ đồ uống có cồn nào, rượu có thể làm cho người ta chếnh choáng, thêm thuốc giảm đau có lúc cũng khiến người sử dụng “say” thêm.

Chia sẻ đơn thuốc

Thật không may, mọi người rất hay chia sẻ thuốc ḿnh dùng với bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Theo các chuyên gia, làm như vậy là không thông minh, đặc biệt là với thuốc giảm đau. Giả sử một người khá khỏe mạnh lại đưa thuốc giảm đau mà ḿnh uống cho một người già v́ cụ cũng bị đau, vấn đề nảy sinh từ đây, phản ứng dị ứng thuốc hoặc tương tác thuốc có thể đưa đến hậu quả đe dọa tính mạng.

Tích trữ

Đây là một trong những sai lầm phổ biến v́ thuốc lưu trữ tại nhà thường không thể dùng được ngay sau khi hết hạn, đặc biệt thuốc để trong môi trường ẩm ướt. Một lư do khác khiến việc tích trữ thuốc rất nguy hiểm v́ có thể “bẫy” người khác nếu lọt vào tay người già mắt kém hay trẻ nhỏ.

Bẻ thuốc uống cả viên

Mỗi dạng thuốc thực sự như một cỗ máy, nếu dùng không đúng hướng dẫn sẽ vô tác dụng. Thuốc ở dạng viên nang th́ cứ uống cả, trừ khi có hướng dẫn đặc biệt. Vậy mà ngày càng có nhiều người thổ lộ, “thuốc này có vị rất sợ”, là do họ cắt bỏ lớp bọc bên ngoài và thử thuốc.
 
Theo WebMD


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.