Nhiều người cho rằng, bệnh tăng huyết áp chỉ có ở người già, đó là sai lầm v́ hiện nay người trẻ (dưới 35 tuổi) mắc bệnh tăng huyết áp đang chiếm tỉ lệ khoảng 5% - 12%. Do người trẻ tuổi thường khó phát hiện bệnh, hoặc chủ quan không biết ḿnh mắc bệnh tăng huyết áp, nên đă dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Bị tăng huyết áp, nhưng không hay biết
Chị Lan Hương, 32 tuổi, làm việc cho công ty nước ngoài, cường độ làm việc rất căng, nên phải luôn cố gắng. Gần đây, chị có biểu hiện đau đầu thường xuyên, có khi kéo dài cả tháng và phải uống thuốc giảm đau liên tục. Cứ nghĩ do áp lực công việc nên chị cố gắng thu xếp thời gian để nghỉ ngơi nhưng chứng đau đầu vẫn dai dẳng. Đến khám tại BV Bạch Mai, sau khi đo huyết áp, chị đă giật ḿnh khi thấy chỉ số huyết áp lên tới 140/90. Làm thêm một số xét nghiệm khác nữa, bác sĩ đă kết luận chị bị bệnh tăng huyết áp. V́ nghĩ bệnh tăng huyết áp chỉ có ở người già, nên chị Hương đă đến một bác sĩ tim mạch để khám thêm. Với việc cả 2 bác sĩ có cùng một kết luận, chị rất lo lắng và đă stress trong vài ngày, sau đó chị đă b́nh tâm trở lại, rồi đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.
Trường hợp của anh Ngô Văn - 35 tuổi, là doanh nhân thành đạt - cũng tương tự. Do phải gặp gỡ các đối tác làm ăn nên các bữa nhậu trở thành thường nhật. Uống nhiều bia, rượu, song lại ăn ít nên gần đây thấy cơ thể mệt mỏi, dễ nóng giận, những cơn đau đầu kéo đến thường xuyên, anh liền đi khám bệnh. Đo huyết áp, làm các xét nghiệm, bác sĩ thông báo anh bị bệnh tăng huyết áp, khiến anh choáng váng. Vài tháng sau, trở về nhà vào lúc nửa đêm sau trận nhậu, anh Văn bị đột quỵ. Vào cấp cứu bệnh viện, huyết áp đă tăng tới 180/120, rất may anh trẻ tuổi, có sức khỏe, nên đă hồi phục nhanh sau thời gian điều trị. Sau lần đó anh Văn đă thay đổi hẳn chế độ ăn uống sinh hoạt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Người trẻ bị tăng huyết áp nguy hiểm hơn người già
Theo đánh giá của các chuyên gia tim mạch, bệnh tăng huyết áp ở người trẻ có đến 70% là không có triệu chứng điển h́nh và thường được phát hiện t́nh cờ trong những đợt khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh nhân đến khám bệnh v́ lư do khác. Dấu hiệu không điển h́nh của bệnh tăng huyết áp ở người trẻ có thể gặp như khó kiềm chế cảm xúc, dễ nóng giận, dễ mất tập trung, dễ ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp... Nếu nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp ở người lớn tuổi có đến 95% trường hợp không có nguyên nhân, th́ ở người trẻ, tỉ lệ tăng huyết áp có nguyên nhân cao hơn so với người lớn tuổi. Các nguyên nhân có thể gặp là do bệnh lư thận mạn tính, mất thăng bằng nội tiết tố, dùng nhiều rượu, bia... Ngoài ra, các yếu tố góp phần làm tăng huyết áp là hút thuốc lá, béo ph́, stress, lối sống tĩnh tại, ăn quá mặn.
Để pḥng ngừa bệnh tăng huyết áp ở người trẻ tuổi, cần có chế độ ăn khoa học: Ít đường, ít mỡ, nhiều chất xơ... Chỉ nên ăn không quá 2 – 4gr muối mỗi ngày. Nên ăn thức ăn có chứa các chất kali (có ở chuối, nước dừa, đậu trắng), can xi (sữa, tôm, cua), ma-giê (có nhiều trong thịt) để hoạt động của hệ tim mạch được ổn định. Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt lợn, ḅ, gà... Không nên ăn quá ngọt, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ. Hạn chế uống nhiều rượu. Nên tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 – 45 phút. Người trẻ tuổi cũng cần đo huyết áp thường xuyên hằng tuần, cho dù không có triệu chứng bệnh, để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Theo Báo Lao Động |