(19/08/09) Đến thời điểm này, số bệnh nhân sốt xuất huyết và tử vong đều tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trướcTrong khi dịch cúm A/H1N1 đang lây lan ra cộng đồng th́ dịch sốt xuất huyết (SXH) cũng bùng phát ở các tỉnh phía Bắc. Từ đầu mùa dịch đến nay, cả nước đă ghi nhận gần 30 trường hợp tử vong do SXH.
Tràn lan sốt xuất huyết
Tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, nhiều pḥng bệnh được ưu tiên cho bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 nên bệnh nhân SXH và các bệnh khác phải nằm ghép giường gây nên t́nh trạng quá tải ở một số khoa, pḥng. Tại Khoa Virus - Kư sinh trùng, thậm chí hành lang cũng la liệt bệnh nhân SXH nằm điều trị.
Chị Liên (Q.Đống Đa, Hà Nội) có con trai 15 tuổi sốt cao liên tục 390C- 400C trong 2 ngày, dù đă đi khám nhưng bác sĩ chẩn đoán là viêm họng cấp nên cho về điều trị bằng kháng sinh và hạ sốt. Sang ngày thứ 3 bệnh nhân vẫn sốt cao, mệt lả kèm mê sảng... gia đ́nh vội vă đưa con vào Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia với nỗi lo con bị nhiễm cúm A/H1N1. Sau khi làm xét nghiệm, bệnh nhi này được chẩn đoán mắc SXH.
Bác sĩ Nguyễn Nhật Thỏa, Trưởng Pḥng Kế hoạch tổng hợp Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, cho biết số bệnh nhân SXH nhập viện liên tục tăng mạnh, trung b́nh mỗi ngày có 30 - 40 bệnh nhân SXH tới khám và nhiều người phải nhập viện v́ những biến chứng nặng. Hiện tại viện đang điều trị nội trú cho hàng trăm trường hợp, trong đó có 20 bệnh nhân nặng (trụy mạch). Phần lớn bệnh nhân nhiễm SXH ở tuổi học sinh, sinh viên và thanh niên.
Tại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, số trẻ SXH cũng tăng từng ngày. PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa, cho biết hiện mỗi ngày khoa tiếp nhận từ 5 – 6 bệnh nhi nhập viện do SXH. Đa số bệnh nhi nhập viện trong t́nh trạng nặng, bị sốc, nhiễm khuẩn, mạch không bắt được, huyết áp không đo được. Nhiều gia đ́nh cho con nhập viện muộn v́ nghĩ con họ chỉ bị sốt do viêm họng.
Bỏ quên sốt xuất huyết v́ cúm A/H1N1
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, cho biết ở giai đoạn đầu, bệnh SXH rất khó chẩn đoán bởi dấu hiệu lâm sàng không rơ ràng, bệnh giống như sốt thông thường. Bệnh nhân SXH thường sốt cao đột ngột, nhiệt độ 390C-400C, sốt kèm các triệu chứng như: mệt mỏi, chán ăn, đau người, đau cơ, thường sau 2 - 3 ngày da mới xung huyết hoặc có phát ban.
Theo bác sĩ Hà, ở bệnh nhân SXH, t́nh trạng sốc, trụy mạch rất nguy hiểm. Ngoài ra, một biến chứng khác nguy hiểm không kém là xuất huyết các cơ quan nội tạng, xuất huyết năo. Rất nhiều trường hợp bị SXH gây chảy máu dạ dày, rong kinh kéo dài... mất rất nhiều máu.
Các bác sĩ cho biết thời điểm này là đỉnh cao của dịch SXH nhưng dường như mọi sự chú ư chỉ dồn cho cúm A/H1N1. Thống kê cho thấy đến thời điểm này, số bệnh nhân SXH và tử vong đều tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.
Theo bác sĩ Hồng Hà, tính từ đầu năm đến nay, viện đă tiếp nhận 2.538 bệnh nhân SXH tới khám, trong đó có 862 trường hợp phải nhập viện. Đặc biệt trong hai tháng 7 và 8, lượng bệnh nhân tăng vọt với 300 ca trong tháng 7 và 311 ca trong hai tuần đầu tháng 8. Tại Hà Nội, dịch SXH đă xuất hiện ở tất cả 29 quận, huyện và được cảnh báo tới đây sẽ c̣n tăng nhanh.
Bài và ảnh: Ngọc Dung
Từ 'www.nld.com.vn'