Trong một
hội nghị loăng xương cách đây vài năm, một báo cáo tổng kết xem có bao
nhiêu phần trăm bệnh nhân găy xương hông được điều trị loăng xương sau
khi mổ. Thật buồn là ở Việt Nam, tỉ lệ này là 0%. Chỉ một chút an ủi, là
c̣n một số nước không có tên trong danh sách, v́ ở nước họ c̣n không có
ai quan tâm đến loăng xương để mà tổng kết.
Tất nhiên, tôi không
chịu con số 0% này, v́ ít nhất, những bệnh nhân găy xương hông mổ ở chỗ
chúng tôi được điều trị loăng xương sau mổ. Nhưng tôi không căi được,
bởi v́, vào thời điểm đó, ở hầu hết các trung tâm lớn, không mấy bác sĩ
ngoại khoa quan tâm đến vấn đề này.
Cách đây khoảng 10 năm, thông
tin về y tế của chúng ta dường như đóng kín. Có lần, tôi được một bệnh
viện mời hội chẩn. Đó là một ca u tủy. Họ mời các bác sĩ bệnh viện Chấn
thương Chỉnh h́nh, nhưng các bác sĩ CTCH nói là u tủy thuộc Ngoại Thần
kinh. Thật buồn khi bác sĩ Nội thần kinh mời hội chẩn đă làm ở bệnh viện
Chợ Rẫy gần chục năm, mới chuyển qua bệnh viện đó 3 năm. Và bệnh viện
Chợ Rẫy th́ mổ u tủy từ trước năm 1975, lại là nơi duy nhất mổ loại bệnh
đó ở miền Nam trong một thời gian dài.
Tương tự vậy, tôi rất bức
xúc khi mổ cột sống, gặp những trường hợp bắt vít vào xương sống, dùng
tay rút vít ra được, do xương quá xốp. T́m hiểu tài liệu, mới biết là
trên đời này có bệnh loăng xương. Khi qua Nhật, thấy người ta mổ cho
bệnh nhân trên 100 tuổi, mới biết loăng xương là có thể chữa được. T́m
hiểu sâu về loăng xương mới biết, trong bệnh viện ḿnh đă có người
nghiên cứu cái này từ lâu rồi.
Khi thành lập pḥng khám, cơ duyên
giúp chúng tôi kết hợp được với Hội loăng xương TP.HCM, và Hội Phẫu
thuật Cột sống Tiên tiến Thế giới (ISASS), rồi chúng tôi lại có dịp
trang bị những phương tiện chuyên biệt cho loăng xương như máy đo loăng
xương DXA đời mới nhất (ở thời điểm mua), hệ thống xét nghiệm đủ sức xét
nghiệm những marker chu chuyển xương phức tạp nhất. Từ đó, rất nhiều
vấn đề được sáng tỏ, và hàng loạt qui tŕnh của chúng tôi được thay đổi.
Đọc
đến đây, có lẽ các bạn nghĩ rằng chúng tôi đang quảng cáo. Không, chúng
tôi phải nhấn mạnh những ǵ chúng tôi đă làm, để các bạn thấy rằng,
những điều chúng tôi nói về loăng xương là đúc kết từ những bức xúc của
chúng tôi. Giống như những bạn đang nghĩ rằng chúng tôi đang quảng cáo,
nhiều bệnh nhân đă không đồng ư đo loăng xương khi chúng tôi yêu cầu, v́
nghĩ rằng chúng tôi đang t́m cách moi tiền của họ.
Trong phạm vi
một bài báo, tôi không thể nói nhiều, chỉ đưa ra đây một số ư kiến về
tầm quan trọng của việc chẩn đoán và điều trị loăng xương.
Thứ nhất, loăng xương không phải chỉ liên quan đến người giàu. Loăng xương là bệnh của mọi người.
Thứ
hai, điều đáng sợ nhất của loăng xương là găy xương. Găy xương do loăng
xương là thảm họa đối với bệnh nhân, gia đ́nh và xă hội.
Thứ ba,
muốn không bị găy xương do loăng xương, phải tầm soát loăng xương.
Phương pháp xác định loăng xương duy nhất được Tổ chức Y tế Thế giới
công nhận là tiêu chuẩn vàng, là đo loăng xương bằng máy DXA. Ngoài đo
loăng xương, việc xác định khả năng găy xương trong ṿng 10 năm (chỉ số
FRAX) có giá trị cao trong quyết định điều trị loăng xương.
Những
đối tượng dễ bị loăng xương cần được đo loăng xương gồm có: Phụ nữ sau
măn kinh hoặc trên 50 tuổi, đàn ông trên 60 tuổi, và những người nằm
lâu, suy giáp, suy thận, c̣i xương, có rối loạn hấp thu ruột, có bệnh
viêm khớp dạng thấp, hút thuốc lá, uống nhiều cà phê…
Khi xác định
có loăng xương, cần được điều trị loăng xương bằng các thuốc chống hủy
xương, kích thích tăng sinh xương, từ 3-5 năm, điều trị bệnh nền (nếu
có). Song song đó, phải bổ sung can xi và vitamin D3, tập luyện thể
thao, pḥng chống té ngă.
Ngoài ra, những bệnh nhân có chỉ định mổ vào xương cần được tầm soát loăng xương trước mổ, để quyết định phương pháp mổ phù hợp.
Và
điều cuối cùng, việc pḥng ngừa loăng xương cần được thực hiện từ khi
c̣n trong bào thai và nhũ nhi, bằng cách cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ.
Sau đó chú ư chế độ ăn, dùng những thức ăn giàu can xi như sữa, pho mát,
trứng, cá nhỏ (ăn cả xương)… Vận động, thể dục thể thao, tiếp xúc với
ánh nắng mặt trời. Khi nằm trong diện có nguy cơ loăng xương, cần đo
loăng xương 1 hoặc 2 năm một lần.
BS. Vơ Xuân Sơn
(theo suckhoedoisong.vn)