(07/09/09) - Bộ Y tế điều tra ca tử vong thứ 3 do cúm A/H1N1 l VN chưa nên áp dụng điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1 tại nhà
Số bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 những ngày đầu tháng 9 liên tục tăng, điều này cho thấy virus cúm A/H1N1 đang lan tỏa rất nhanh trong cộng đồng.
Tử vong quá nhanh
Ngoài sự tồn tại và ŕnh rập khắp mọi nơi, một điều đáng quan tâm hiện nay là virus cúm A/H1N1 ủ bệnh trong người và gây ra tử vong bất cứ lúc nào. Trường hợp bà N.T.X (ngụ quận B́nh Thạnh-TPHCM) tử vong ngày 4-9 minh chứng cho điều đó. Bệnh nhân này trước lúc nhiễm cúm đến lúc tử vong không hề đi ra ngoài cộng đồng. Đến thời điểm này, ngành y tế chưa xác định được yếu tố dịch tễ liên quan đến cái chết của bà X. Ngoài ra, một vấn đề đáng nói khác là bệnh nhân X. tử vong quá nhanh, chỉ trong ṿng 1 ngày từ lúc nhập viện đến lúc trút hơi thở cuối cùng với nguyên nhân xác định là bị viêm phổi, suy hô hấp nặng. So sánh ca tử vong này với ca tử vong trước đó (bà T.T.B, 52 tuổi, ngụ quận 10) xảy ra tại TPHCM ngày 10-8 cho thấy dù giống nhau là bị nhiễm cúm A/H1N1 nhưng có sự khác biệt hẳn về hoàn cảnh cũng như thời gian lây bệnh, tử vong. Ở ca tử vong ngày 10-8, quá tŕnh nhiễm cúm đến lúc tử vong kéo dài cả tuần lễ và bệnh nhân được chuyển đi điều trị qua nhiều bệnh viện. Ngoài ra, yếu tố dịch tễ được xác định là bệnh nhân trước khi mắc cúm đă đi ra ngoài cộng đồng. C̣n bà X. th́ ngược lại.
T́nh h́nh lây lan có phần phức tạp
Theo bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Trưởng Pḥng Nghiệp vụ y Sở Y tế TPHCM, trong 3 tháng qua, TP đă kiểm soát tốt t́nh h́nh dịch cúm A/H1N1. Tuy nhiên, đến tháng thứ 4 này, t́nh h́nh lây lan có phần phức tạp dù vẫn kiểm soát được. Liên quan đến trường hợp tử vong của bà X., bác sĩ Nguyễn Văn Mừng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự pḥng quận B́nh Thạnh, cho biết trung tâm tiếp tục thực hiện việc sát khuẩn tại nhà và giám sát, theo dơi t́nh trạng sức khỏe 3 người thân của bà X., đồng thời tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cách pḥng chống cúm A/H1N1 cho toàn bộ người dân trong khu vực. Ông cho biết thi hài bệnh nhân được xử lư rất kỹ và đă được đưa đi hỏa thiêu nên người dân không nên lo ngại...
Bác sĩ Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cũng cho hay đă chỉ đạo ngành y tế địa phương khẩn cấp điều tra dịch tễ và thực hiện giám sát kỹ đối với các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân để phát hiện và có hướng xử lư nhanh nhất. Sở Y tế TPHCM cũng ghi nhận thêm 1 ổ cúm trường học tại chi nhánh 2 Trường Nhật ngữ Đông Du (phường 12, quận Tân B́nh) với 3 học sinh nhiễm cúm.
Thêm 154 ca nhiễm cúm A/H1N1
TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự pḥng và môi trường (Bộ Y tế), cho biết ngày 6-9, VN đă ghi nhận thêm 154 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1. Trong đó, miền Nam vẫn đứng đầu với 125 ca, miền Bắc: 23 ca, miền Trung: 3 ca và Tây Nguyên: 3 ca, nâng tổng số ca nhiễm cúm A/H1N1 tại VN lên 3.636 ca. Về trường hợp tử vong của bà N.T.X, ông Nga cho biết hiện Bộ Y tế đang tiến hành điều tra để khẳng định thêm về nguyên nhân tử vong.
Theo TS Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, trong giai đoạn này, VN chưa nên áp dụng điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1 tại nhà. V́ như vậy có thể dẫn đến t́nh trạng bệnh diễn biến nặng, bệnh nhân có các triệu chứng suy hô hấp mới chuyển đến bệnh viện, khi đó nguy cơ tử vong rất cao. Hơn nữa, điều trị cúm A/H1N1 bằng Tamiflu hiệu quả nhất là trong 24 giờ đầu, nếu để quá muộn, Tamilfu sẽ không c̣n phát huy tác dụng, bệnh nhân có thể tử vong.
N.Dung
Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH
Từ 'www.nld.com.vn'