(17/09/2009) Số người mắc cúm tăng mạnh, liên tiếp các ca tử vong do cúm A/H1N1 xảy ra, xem xét việc sử dụng thuốc Tamiflu cho bệnh nhân nghi nhiễm cúm ngay từ tuyến cơ sở… Đó là những vấn đề chính được đưa ra tại cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo quốc gia pḥng chống đại dịch cúm A/H1N1, chiều 16-9.
Điều trị Tamiflu ngay từ tuyến cơ sở
Ông Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lư khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, tính từ khi xảy ra dịch tới nay, cả nước có 6 ca tử vong do cúm A/H1N1, riêng hơn một tuần qua đă có 4 ca tử vong liên tiếp xảy ra ở khu vực phía Nam.
Trước t́nh h́nh này, Cục Quản lư khám chữa bệnh, Hội đồng chuyên môn và Tiểu ban điều trị quốc gia đă tiến hành xem xét, đánh giá nguyên nhân các ca tử vong. Bước đầu cho thấy, cả 6 ca tử vong có số ngày khởi phát bệnh đến khi tử vong trung b́nh là 8,5 ngày (sớm nhất là 5 ngày, chậm nhất là 12 ngày). Số ngày khởi phát bệnh đến khi nhập viện trung b́nh là 3,8 ngày. Số ngày khởi phát bệnh đến khi được điều trị bằng Tamiflu trung b́nh là 5,8 ngày.
Đáng chú ư, 6/6 bệnh nhân đă tử vong có tổn thương thâm nhiễm 2 phổi, trong đó 5/6 bệnh nhân có bội nhiễm phổi được điều trị kháng sinh và 5/6 ca có thêm yếu tố nguy cơ cao như: có tiền sử bệnh măn tính, đang cho con bú và suy dinh dưỡng.
Theo đại diện Cục Quản lư khám chữa bệnh, ngoài các yếu tố nguy cơ, các ca tử vong do cúm A/H1N1 đều nhập viện khá muộn, nên việc được điều trị bằng thuốc Tamiflu khá chậm (gần 6 ngày kể từ khi khởi phát bệnh) khiến việc điều trị không phát huy được hiệu quả.
Trước thực tế này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn bày tỏ sự lo ngại cho rằng, với số người mắc cúm tăng cao hàng ngày nên sẽ có nhiều người tới khám và điều trị ban đầu tại tuyến cơ sở. Do đó, Tiểu ban điều trị phải xem xét lại ngay việc tập huấn cho các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và thậm chí là tuyến xă về phác đồ điều trị cúm A/H1N1.
Nhanh chóng rút kinh nghiệm điều trị cho các cơ sở điều trị cúm, những bệnh nhân có triệu chứng nguy cao th́ phải cho điều trị bằng Tamiflu ngay chứ không cần đợi kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.
Đặc biệt, với các cơ sở điều trị tuyến huyện, xă cũng phải hướng dẫn việc điều trị bằng thuốc Tamiflu cho bệnh nhân cúm. Tránh t́nh trạng có kết quả xét nghiệm mới cho điều trị Tamifu khiến bệnh đă diễn biến nặng, khó cứu chữa được.
Thứ trưởng cũng yêu cầu, Tiểu ban hậu cần, rà soát lại nguồn thuốc và nhu cầu thuốc Tamiflu của các cơ sở điều trị, nhằm đảm bảo không thiếu thuốc.
70% trường hợp cúm là nhiễm H1N1
PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương lo ngại cho biết: Trong tuần qua, tại 10/15 điểm giám sát thuộc Chương tŕnh giám sát cúm quốc gia có báo cáo về các ca cúm đến khám điều trị cho thấy, trong tổng số những ca nhiễm cúm th́ 70% dương tính với cúm A/H1N1.
PGS-TS Hiển nhấn mạnh, thực tế này cho thấy virus cúm H1N1 đang lây lan rất mạnh trong cộng đồng và số người mắc sẽ c̣n tiếp tục tăng cao và tăng dần theo cấp số nhân. Trong khi đó, thống kê của Cục Y tế dự pḥng và môi trường, trong ṿng một tuần qua, cả nước đă ghi nhận thêm 1.104 ca mắc cúm A/H1N1 mới, tăng hơn 6,3% so với tuần trước đó.
Dưới góc độ dịch tễ, PGS-TS Hiển cho biết thêm, trong tổng số các ca mắc cúm trên thế giới vào thời điểm hiện tại th́ có đến 60% dương tính với cúm A/H1N1, thậm chí tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Mexico, Thái Lan là xấp xỉ 100% các ca cúm là H1N1. 70% những ca tử vong do cúm A/H1N1 là người mắc bệnh măn tính và đặc biệt là tập trung chủ yếu ở người trẻ.
Tuy nhiên đáng mừng là hiện chủng virus cúm A/H1N1, chưa có biến đổi và tương đối đồng nhất trên toàn thế giới, cho dù đă có 12 nước thông báo với khoảng trên 20 ca mắc cúm A/H1N1 có t́nh trạng kháng thuốc.
Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn nhận định, hiện nay Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn dịch lây lan rộng và giai đoạn đỉnh dịch cúm A/H1N1 tại nước ta rất có thể sẽ rơi vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010. V́ vậy, biện pháp pḥng chống hiện nay vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh giám sát các ca mắc mới, đặc biệt là các chùm ca bệnh phát hiện sớm và điều trị sớm các ca bệnh nhằm hạn chế sự lây lan và tử vong.
QUỐC KHÁNH
Từ SGGP Online