(26/11/09)-Giá dược phẩm leo thang Giá thuốc tại Hà Nội tăng nhanh, tại TPHCM rục rịch tăng. Thực tế thời gian qua đă có nhiều đợt "sóng ngầm" tăng giá do các đại lư tự ư đẩy giá lênNhững ngày gần đây, giá thuốc Tây trên thị trường liên tục tăng. Theo nhận định của các chuyên gia y tế, xu hướng tăng giá thuốc là do tỉ giá ngoại tệ tại thời điểm này tăng và cũng không loại trừ việc “té nước theo mưa”.
Có loại tăng đến 50%
Theo ghi nhận của chúng tôi ngày 25-11, tại Hà Nội, nhiều loại thuốc nội và ngoại đồng loạt tăng giá, trong đó có những loại tăng đến 50%. Chị Hải Anh, nhân viên một hiệu thuốc lớn trên phố Trần Hưng Đạo, cho biết theo thông báo của một số hăng phân phối dược phẩm lớn như Diethelm, Zuellig Pharma, bắt đầu từ ngày 25-11, một số thuốc sẽ tăng giá từ 5%-15%.
Chẳng hạn như Deparkin 200 mg, Tanganil, VastarelMR, DiamicronMR, Coversy... giá nhập tăng trung b́nh từ 5.000 đồng/hộp đến 18.000 đồng/hộp. Ngoài ra, một số dược phẩm nội như Nam dược Bài Thạch giá nhập tăng tới gần 50% (từ 47.000 đồng lên 67.000 đồng/hộp), bổ phế tăng từ 10.000 đồng/lọ lên 15.000 đồng/lọ...
Một số hiệu thuốc bán lẻ tại khu vực Mai Động, Ḷ Đúc... cũng cho biết đă nhận được thông báo từ một số hăng dược phẩm sẽ có nhiều mặt hàng tăng giá trong thời gian tới, nhưng thực tế cuối tuần qua nhiều loại thuốc đă nhích lên từ 5%-10%.
Chị B́nh, chủ hiệu thuốc B́nh Minh (đường Tam Trinh), cho biết thuốc tăng giá tập trung nhiều vào các mặt hàng nhập khẩu như Zinat bột, Zithomax, Exomuc 200 mg, Deparkin chrono 500 mg, thuốc xịt mũi Sterimar, thuốc ngậm Prothricin, Dorithricin, thuốc kháng sinh Cefex, Efferalgan (gói và viên)... và một số thuốc nội, trong đó chủ yếu là thuốc điều trị viêm họng.
Cùng ngày, tại TPHCM, qua khảo sát một số nhà thuốc trên các tuyến đường Hai Bà Trưng (quận 1), Lư Thái Tổ (quận 10), Sư Vạn Hạnh (quận 10)... cho thấy giá thuốc cũng đă rục rịch tăng. Dễ thấy nhất là các loại thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt như Efferalgan cả dạng viên và gói đều tăng thêm 8%.
Nhóm vitamin ngoại nhập cũng tăng từ 3.000 đồng/viên lên 3.300 đồng/viên. Đáng chú ư, một số loại đông dược bào chế dạng viên trị đau nhức khớp, đau lưng... cũng tăng theo tỉ lệ từ 15%-70% so với trước.
Ông Ngô Chí Dũng, Giám đốc hệ thống nhà thuốc Eco tại TPHCM, cho biết tại thời điểm này chưa tăng giá thuốc trong hệ thống, tuy nhiên theo quy luật, việc này sẽ không thể kéo dài. Cũng theo ông Dũng, thuốc tăng giá hiện nay chủ yếu tập trung ở các loại nhập khẩu, bởi lẽ tỉ giá USD tại thời điểm này đang tăng.
Tùy tiện “đội giá”
Theo t́m hiểu của chúng tôi, giá thuốc tăng chỉ thông qua việc thông báo bằng miệng từ tŕnh dược viên của các công ty đến các cửa hàng bán lẻ. Thậm chí, khi người mua thuốc hỏi lư do tăng giá, người bán cũng chỉ có duy nhất lư do... đầu vào tăng. Thực tế thời gian qua, giá thuốc tuy không tăng ồ ạt nhưng vẫn xuất hiện các đợt “sóng ngầm”.
Thay v́ tập trung lên giá nhiều mặt hàng cùng một lúc th́ các nhà sản xuất và phân phối tăng rải rác các mặt hàng trong một vài tuần, thậm chí một vài tháng để dễ “qua mặt” các nhà quản lư! Điều đáng nói là nguyên nhân tăng giá không phải do các hăng dược mà do các đại lư tự ư đẩy giá lên. Tất cả những mặt hàng thuốc tăng giá vừa qua đều không có bất cứ một quyết định cho phép nào của cơ quan quản lư.
Các doanh nghiệp luôn viện lư do giá thuốc tăng là do chi phí đầu vào tăng như giá ngoại tệ, nguyên liệu, xăng, đầu tư trang thiết bị mới, cải tiến sản phẩm mới... Tuy nhiên, theo một tŕnh dược viên lâu năm, ngoài những chi phí quảng cáo, tiếp thị sản phẩm th́ thuốc “đội giá” lên nhiều lần cũng một phần do những khoản chi tiêu tốn kém (hoa hồng, quà cáp cho bác sĩ kê toa, tài trợ cho bác sĩ đi hội thảo...).
Ông Trần Đ́nh Khoa, Giám đốc bộ phận kinh doanh Công ty Dược Sài G̣n (SaphaRco), cho biết 80% nguyên phụ liệu để sản xuất thuốc nội đều phải nhập từ nước ngoài. V́ vậy, nếu tỉ giá USD tăng, ngoài thuốc ngoại tăng th́ giá thuốc nội cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết hiện nay, trên thị trường có hơn 20.000 mặt hàng thuốc cả nội và ngoại nhập. Tại TPHCM, hằng tuần, Sở Y tế đều kiểm tra, khảo sát và sẽ xử lư nếu phát hiện đơn vị vi phạm. Tuy nhiên, theo bà Lan, việc phát hiện vi phạm và xử lư nhà thuốc là rất khó v́ các nhà thuốc chỉ kinh doanh theo kiểu bán lẻ, có niêm yết đầy đủ.
Tăng cường kiểm tra, quản lư giá thuốc
Chiều 25-11, Cục Quản lư dược VN (Bộ Y tế) đă có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, TP và các cơ sở sản xuất kinh doanh dược yêu cầu tăng cường công tác quản lư giá thuốc những tháng cuối năm 2009. Theo đó, sở y tế các tỉnh, thành tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, chống đầu cơ tích trữ, độc quyền gây khan hiếm giả tạo để nâng giá thuốc nhằm trục lợi.
Các địa phương cần đề xuất kịp thời với Bộ Y tế những giải pháp tháo gỡ khó khăn của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn. Những đơn vị găm hàng chờ thời cơ tăng giá thuốc hoặc tự ư tăng giá thuốc mà không có lư do chính đáng sẽ bị xử lư nghiêm, thậm chí dừng cấp phép nhập khẩu thuốc trong một thời gian. (N.Dung)
NGỌC DUNG - NGUYỄN THẠNH
Từ 'www.nld.com.vn'www.nld.com.vn''