Bên cạnh dùng thuốc đúng bệnh th́ việc uống thuốc với loại nước nào để tránh thuốc giảm tác dụng, tương tác phát sinh tai biến là điều rất quan trọng mà không phải người bệnh nào cũng biết.Khi thuốc đến tay người sử dụng, nó đă được sản xuất ở một dạng thích hợp. Có nhiều dạng thuốc: viên uống, xirô, thuốc tiêm, thuốc mỡ… và mỗi dạng khi sử dụng đ̣i hỏi tuân thủ một số điều kiện, nếu sử dụng không đúng sẽ gặp hậu quả bất lợi.
Chọn loại nước uống phù hợp
Nước lă đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc. Đối với thuốc là viên nang (viên nhộng), một số người hay uống khan, không uống chung với nước (nhất là người cao tuổi do rối loạn tiểu tiện thường đi tiểu lắt nhắt nên ngại uống nước), uống kiểu này có thể làm thuốc dính lại ở thực quản, gây viêm loét thực quản. V́ vậy, uống thuốc với lượng nước đủ là cần thiết, thậm chí có một số thuốc đ̣i hỏi phải uống nước thật nhiều như thuốc chứa dược chất sulfamid. Có thể dùng nước đóng chai để uống thuốc nhưng phải là nước tinh khiết chứ không nên dùng nước chứa các chất khoáng (nước suối) bởi chất khoáng như: canxi, natri… trong nước có thể tương kỵ gây ảnh hưởng đến thuốc.
Uống thuốc với sữa: trong sữa có canxi, có thể kết hợp với một số kháng sinh như tetracyclin tạo thành phức hợp không tan, làm kháng sinh không hấp thu được vào máu để cho tác dụng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thuốc nên uống chung với sữa như dùng thuốc gây bào bọt dạ dày (aspirin), hay dễ nôn ói (thuốc ngừa thai phải uống hàng ngày), hay cần chất béo để thuốc dễ hấp thu (vitamin A, vitamin D) th́ cần uống chung với sữa.
Uống thuốc với càphê, trà, nước giải khát có gas: trong các loại nước này, đặc biệt nước ngọt, nước tăng lực đều có chứa caffein (là chất kích thích giúp tỉnh táo) sẽ kết hợp với thuốc bổ chứa sắt, tạo thành chất kết tủa không hấp thu được. Ngoài ra, caffein c̣n làm giảm tác dụng các thuốc được dùng nhằm an thần gây ngủ nếu uống cùng lúc.
Uống thuốc với nước ép trái cây: nước cam, nước táo dùng uống thuốc có thể làm giảm sự hấp thu một số thuốc. Nghiêm trọng nhất là nước bưởi, khi uống chung với một số thuốc (như thuốc statin trị rối loạn lipid huyết, thuốc atenolol trị tăng huyết áp…) nước bưởi sẽ làm tăng độc tính của thuốc, tăng nồng độ thuốc quá đáng ở trong máu.
Uống lúc bụng đói hay no tuỳ thuốc
Dưới tác dụng của thức ăn, sự hấp thu thuốc có thể bị thay đổi. Mỡ làm giảm sự tiết dịch vị dạ dày, làm cho quá tŕnh tiêu hoá thức ăn chậm đi, điều đó có nghĩa sau khi ăn, thuốc sẽ được hấp thu chậm hơn. Dịch tiêu hoá có ảnh hưởng mạnh đến quá tŕnh biến đổi thuốc trong cơ thể. Khi đói, độ axit của dịch dạ dày thấp, cần uống những loại thuốc như glicozid chữa tim, cũng như những loại thuốc không kích thích niêm mạc dạ dày. Các thuốc uống khi đói được hấp thu nhanh hơn. Trong thời gian ăn, độ axit của dịch dạ dày rất cao, do đó ảnh hưởng đáng kể đến độ ổn định của thuốc và sự hấp thu chúng vào máu. Khi chữa bệnh bằng aspirin, thức ăn cần có ít đạm, mỡ và các chất đường bột, nếu không sự hấp thu thuốc giảm đi nhiều...
Uống thuốc với bia rượu: đây là loại thức uống không nên uống chung với thuốc. Nếu uống chung với rượu bia sẽ gây phản ứng antabuse gây vật vă, hạ huyết áp rất khó chịu làm người dùng thuốc cứ tưởng sắp chết đến nơi.
Để uống thuốc an toàn
Tốt nhất khi uống thuốc nên hỏi kỹ bác sĩ, dược sĩ cách dùng thuốc theo đúng chỉ định về số viên, số lần dùng trong ngày, số ngày trong đợt điều trị. Nếu có bảng hướng dẫn nên đọc kỹ trước khi dùng để biết thuốc nhai hay ngậm; có nên lắc lọ thuốc trước khi uống; có được hoà viên thuốc trong nước cho tan; nên uống thuốc trước, sau, cách xa bữa ăn bao lâu; tác dụng phụ là ǵ… Khi uống thuốc nên chọn tư thế ngồi hay đứng, nếu nằm uống thuốc có thể bị dính lại ở thực quản. Dùng tay sạch và khô cầm thuốc.
Không nhai hoặc ngậm thuốc nếu không được bác sĩ, dược sĩ hướng dẫn làm như vậy. Không bẻ nhỏ viên thuốc (thuốc có thể bẻ sẽ có khắc rănh trên viên thuốc), không cà nhuyễn, không mở viên nang, nếu cần làm việc này nên hỏi dược sĩ ở nhà thuốc. Không nên ngưng, bỏ thuốc hoặc uống thêm thuốc khác khi chưa hỏi ư kiến bác sĩ, dược sĩ. Không lấy thuốc viên nén dành cho người lớn bẻ nhỏ ra để phân liều và sau đó cà nhuyễn hoặc dùng dụng cụ nghiền thuốc để làm thành bột cho trẻ uống. Đối với trẻ, dạng thuốc uống lỏng là thích hợp hơn cả. Đó là xirô, hỗn dịch, thuốc uống nhỏ giọt hoặc cũng có thể dùng dạng thuốc bột đóng gói, viên sủi bọt (hoà vào nước cho tan trước khi uống).
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức- Dược sĩ, giảng viên chính khoa dược, đại học y dược TP.HCM (SGTT)
Từ 'www.nld.com.vn'